Old school Swatch Watches

Soạn bài: Ôn tập văn học trung đại Việt Nam

Hướng dẫn Soạn bài: Ôn tập văn học trung đại Việt Nam
Đây là một bài soạn rất dài và chắc chắn rằng bài tập soạn về nhà của bạn sẽ


Hướng dẫn Soạn bài: Ôn tập văn học trung đại Việt Nam


Đây là một bài soạn rất dài và chắc chắn rằng bài tập soạn về nhà của bạn sẽ không bao gồm hết các câu hỏi trong sách giáo khoa. Bạn tìm và chọn một trong số các câu để soạn nhé!


I. Nội dung


Câu 1:


   Văn học giai đạn từ TK XVIII đến hết thế kỉ XIX:


- Nội dung yêu nước : yêu thiên nhiên, đất nước, niềm tự hào dân tộc, lòng căm thù giặc, ý chí chiến đấu bất khuất chống giặc ngoại xâm.


- Nội dung nhân đạo : khát khao tự do, tình yêu, hạnh phúc, cảm thông với người phụ nữ.


* Điểm mới về nội dung trong giai đoạn này:


- Nội dung yêu nước mang âm hưởng bi tráng trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu – vì nó phản ánh một thời khổ nhục nhưng vĩ đại.


- Tư tưởng canh tân đất nước: đề cao vai trò của luật pháp, nhà nước pháp quyền : tác phẩm Xin lập khoa Luật của Nguyễn Trường tộ.


- Ý thức về vai trò của người trí thức, bậc hiền tài đối với đất nước: Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm.


Câu 2:


   Chủ nghĩa nhân đạo giai đoạn từ TK XVIII đến hết thế kỉ XIX xuất hiện một trào lưu nhân đạo chủ nghĩa bởi:


- Những tác phẩm mang nội dung nhân đạo xuất hiện nhiều, liên tiếp với các tác phẩm có giá trị lớn: Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, thơ của Hồ Xuân Hương ...


- Những nội dung nhân đạo chủ yếu thể hiện trong giai đoạn này là:


   + Sự thương cảm trước bi kịch và đồng cảm trước khát vọng của con người.


   + Khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm con người.


   + Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp con người.


   + Đề cao truyền thống đạo lí, nhân nghĩa của dân tộc.


- Cảm hứng nhân đạo trong giai đoạn này cũng có những biểu hiện mới :


   + Hướng vào quyền sống của con người (Truyện Kiều, thơ của Hồ Xuân Hương).


   + Ý thức về cá nhân đậm nét hơn: quyền sống cá nhân, hạnh phúc cá nhân, tài năng cá nhân, … (Đọc Tiểu Thanh kí, Tự tình (II), Bài ca ngất ngưởng, …)


--> Đây cũng chính là nội dung nhân đạo cơ bản nhất trong giai đoạn văn học này.


Câu 3: Giá trị phản ánh và phê phán hiện thực của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh:


Nhấp chuột vào phần Gợi ý làm bài sau để hiển thị phần gợi ý cho câu này.





a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm của đoạn trích (Nêu luận điểm của đề)


Ví dụ: Không chỉ là một danh y lỗi lạc, Lê Hữu Trác còn là một văn nhân văn nhân tài ba của nước ta ở TKXVIII. Nhắc đến ông không thể không nhắc đến "Thương kinh kí sự". Tác phẩm phản ánh hiện thực sâu sắc cuộc sống xa hoa, giàu sang, quyền uy tột bậc của nhà chúa. Giá trị ấy đặc biệt được thể hiện qua đoạn trích "Vào phủ chúa Trịnh".


b. Thân bài: Cần triển khai rõ các ý sau:


* Bức tranh hiện thực về cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa:


  - Quang cảnh nơi phủ chúa hiện lên cực kì xa hoa, tráng lệ và không kém phần tôn nghiêm. Cảnh nói lên uy quyền tột bậc của nhà chúa. Những tiếng quát tháo, truyền lệnh, những tiếng dạ ran, những con người oai vệ, những con người khúm núm, sợ sệt … có những cửa gác, mọi việc đều có quan truyền mệnh, chỉ dẫn. Thầy thuốc khám bệnh phải chờ, nín thở, khúm núm, lạy tạ.


  - Cùng với sự xa hoa là cung cách sinh hoạt đầy kiểu cách: từ nơi ở đến tiện nghi, từ vật dụng đến đồ ăn thức uống. Đến cả việc đi đứng, nói năng cũng vô cùng kiểu cách.


* Cuộc sống nơi Trịnh phỉ thiếu sinh khí vô cùng. Đó cũng là nguyên nhân gây ra sự ốm yếu của thái tử Cán. Sự thâm nghiêm kiểu mê cung càng làm tăng âm khí nơi phủ chúa.


   Qua cách nói mỉa mai châm biếm của tác giả, ta thấy sự lộng quyền của nhà chúa với quyền uy tối thượng và nếp sống hưởng thụ cực kỳ xa hoa của chúa Trịnh cùng gia đình; sự thật bù nhìn của vua Lê khi ấy… Cuộc sống vật chất đầy đủ giàu sang nhưng phẩm chất tinh thần, ý chí nghị lực trống rỗng. Đó cũng chính là hình ảnh suy yếu mục ruỗng của tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh những năm cuối TK XVIII.


   Qua cách miêu tả người tả cảnh rất khách quan, tác giả đã ngầm phê phán kín đáo cảnh giàu sang xa hoa quyền uy ghê gớm của chúa Trịnh đồng thời thể hiện tâm hồn cao thượng, khát khao cuộc sống tự do không màng danh lợi của vị danh y Hải Thượng Lãn Ông.


c. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề và liên hệ bản thân.


Ví dụ: Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh mang giá trị hiện thực sâu sắc. Bằng tàỉ quan sát tinh tế và ngòi bút ghi chép chi tiết, chân thực, tác giả đã vẽ lại một bức tranh sinh động về cuộc sông xa hoa, quyền quý của chúa Trịnh, đồng thời cũng bộc lộ thái độ coi thường lợi danh của mình. Đối với ông thì không có gì quý bằng cuộc sống tự do nơi non xanh nước biếc chốn quê nhà, được đem hết tài năng, nhiệt huyết cống hiến cho y thuật và cứu nhân độ thế. Cuộc sống nơi cung vua, phủ chúa dẫu giàu sang phú quý tột bậc nhưng rốt cục cũng chỉ là vào luồn ra cúi, cá chậu chim lồng mà thôi.




Câu 4:


* Những giá trị nội dung và nghệ thuật trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu:


  - Giá trị nội dung: đề cao đạo lí nhân nghĩa qua Truyện Lục Vân Tiên, nội dung yêu nước, chống giặc ngoại xâm qua Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.


  - Giá trị nghệ thuật: Đóng góp nối bật nhất là tính chất đạo đức – trữ tình, màu sắc Nam Bộ qua ngôn ngữ, hình tượng nghệ thuật.


* Trước Nguyễn Đình Chiểu, văn học dân tộc chưa có một hình tượng hoàn chỉnh về người anh hùng nông dân nghĩa sĩ. Trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc:


  - Hình ảnh người anh hùng nông dân nghĩa sĩ mang vẻ đẹp bi tráng bới hai yếu tố:


   + Yếu tố bi: Gợi lên qua cuộc sống vất vả, lam lũ. Nỗi đau buồn, thương tiếc trước sự mất mát, hi sinh và tiếng khóc đau thương của người còn sống.


   + Yếu tố tráng: Lòng căm thù giặc, lòng yêu nước, hành động quả cảm, anh hùng của nghĩa quân, sự ca ngợi công đức của những người đã hi sinh vì quê hương, đất nước.


II. Về phương pháp


Câu 1: Lập bảng tổng kết tác giả, tác phẩm văn học trung đại Việt Nam trong chương trình lớp 11 theo mẫu sau:


img
img
img

Câu 2:


a. Những yếu tố mang tính quy phạm và sự sáng tạo trong tính quy phạm ở bài "Câu cá mùa thu" của Nguyễn Khuyến:


- Về phương diện nội dung: bài thơ lấy đề tài từ cuộc sống thôn quê - một khung cảnh làng quê, một ao thu tức là phá vỡ tính quy phạm về phương diện đề tài trong văn chương trung đại. Chính trên cơ sở hòa mình vào nhịp sống, điệu sống của nhân dân, nhà thơ đã phát hiện ra được mối quan hệ giàu tính giá trị nhân văn giữa thiên nhiên và đời sống con người với những hình tượng thơ chân thực, sinh động, gần gũi với tâm hồn dân tộc.


- Về phương diện hình thức nghệ thuật: Bài thơ được sáng tạo bằng chữ Nôm cho nên có thể miêu tả một cách cụ thể và linh hoạt hơn văn học chữ Hán những nét phong phú và mỹ lệ của thiên nhiên vùng nông thôn Việt Nam, có thể biểu lộ một cách sâu sắc và tế nhị hơn những khía cạnh độc đáo trong tâm hồn người Việt. Các từ ngữ: gợn tí, đưa vèo, trong veo... cách sử dụng vần điệu.... đã đem lại cho bài thơ một sức biểu cảm rất lớn khi miêu tả thiên nhiên cũng như tâm trạng của nhà thơ.


b. Các điển tích, điển cố:


* Truyện Lục Vân Tiên (trích đoạn "Lẽ ghét thương")


- Kiệt, Trụ, U, Lệ, Ngũ bá : Là những triều đại trong lịch sự Trung Quốc với những ông vua hoang dâm, vô đạo, những thời đại đổ nát, hoang tàn --> Nhấn mạnh sự khinh ghét của ông Quán với loại người này, từ số nói rõ quan điểm về "ghét" của ông quán.


- Khổng Tử, Nhan Tử, Gia Cát, Đổng Tử, Nguyên Lượng, Hàn Vũ, Liêm, Lạc --> Là những điển tích về những người có tài đức nhưng lại phải chịu một cuộc đời vất vả, bị gièm pha, bị người hại --> Nhấn mạnh tấm lòng của ông Quán về thương yêu con người.


* Bài ca ngất ngưởng:


- Phơi phới ngọn đông phong, phường Hàn Dũ... nhằm lên cái thú tiêu dao của một người sống ngoài vòng danh lợi, đồng thời cũn g là để khẳng định sự ngất ngưởng của mình, đặt mình với những bậc tiền bối ngày xưa...


* Bài ca ngắn đi trên bãi cát:


- Ông tiên ngũ kĩ, danh lợi.... là những điển tích, điển cố, những thi liệu hán được Cao Bá Quát dùng để bộc lệ sự chán ghét của người trí thức đối với con đường danh lợi tầm thường đồng thời thể hiện niềm khao khát đổi thay cuộc sống.


c. Bút pháp nghệ thuật: thiên về ước lệ, tượng trưng trong bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát.


- Trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Cao Bá Quát), bút pháp tượng trưng đã được nhà thơ sử dụng khá hiểu quả. Bãi cát là hình ảnh tượng trưng cho con đường danh lợi nhọc nhằn, gian khổ. Những người tất tả đi trên bãi cát là những người ham công danh, sẵn sàng vì công danh mà chạy ngược, chạy xuôi.


- Nhà thơ gọi con đường mình đang đi là con đường cùng. Hình ảnh con đường cùng ấy có ý nghĩa tượng trưng cho con đường công danh, con đường vô nghĩa. Con đường ấy không thể giúp ông đạt được lí tưởng cao đẹp của mình.


d.


* Một số tác phẩm thể loại gắn liền với tên tác phẩm là:


- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (văn tế).


- Bài ca ngất ngưởng (hát nói).


- Chiếu dời đô (chiếu).


- Bình Ngô đại cáo (cáo).


- Hịch tướng sĩ (hịch).


- Hoàng lê nhất thống chí (chí).


- Thượng kinh kí sự (kí sự).


- Vũ trung tùy bút (tùy bút).


* Đặc điểm về hình thức nghệ thuật trong thơ Đường luật:


Thơ Đường luật có một hệ thống quy tắc phức tạp được thể hiện ở 5 điều sau: Luật, Niêm, Vần, Đối và Bố cục.


Điều căn bản của luật thơ Đường luật là đối, đó là hai nguyên tắc đối âmđối ý, nghĩa là lần lượt những chữ thứ nhất, thứ 2, thứ 3,... của câu trên phải đối với các chữ thứ nhất, thứ 2, thứ 3,... của câu dưới cả về âm và ý. Nhưng làm được như thế thì rất khó, vì vậy người ta quy ước nhất tam ngũ bất luật (chữ thứ nhất, thứ ba, thứ năm không cần theo luật).


* Đối trong thơ thất ngôn bát cú:


- Đối âm (luật bằng trắc): Luật thơ Đường căn cứ trên thanh bằng và thanh trắc, và dùng các chữ thứ 2-4-6 và 7 trong một câu thơ để xây dựng luật. Thanh bằng gồm các chữ có dấu huyền hay không dấu; thanh trắc gồm các dấu: sắc, hỏi, ngã, nặng.


   Nếu chữ thứ 2 của câu đầu tiên dùng thanh bằng thì gọi là bài có "luật bằng"; nếu chữ thứ 2 câu đầu dùng thanh trắc thì gọi là bài có "luật trắc".


   Trong một câu, chữ thứ 2 và chữ thứ 6 phải giống nhau về thanh điệu, và chữ thứ 4 phải khác hai chữ kia. Ví dụ, nếu chữ thứ 2 và 6 là thanh bằng thì chữ thứ 4 phải dùng thanh trắc, hay ngược lại. Nếu một câu thơ Đường mà không theo quy định này thì được gọi "thất luật".


   Ví dụ:


img

- Đối ý: Nguyên tắc cố định của một bài thơ Đường luật là ý nghĩa của hai câu 3 và 4 phải "đối" nhau và hai câu 5, 6 cũng "đối" nhau. Đối thường được hiểu là sự tương phản (về nghĩa kể cả từ đơn, từ ghép, từ láy) bao gồm cả sự tương đương trong cách dùng các từ ngữ. Đối chữ: danh từ đối danh từ, động từ đối động từ. Đối cảnh: trên đối dưới, cảnh động đối cảnh tĩnh... Nếu một bài thơ Đường luật mà các câu 3, 4 không đối nhau, các câu 5, 6 không đối nhau thì bị gọi "thất đối".


   Ví dụ: hai câu 3, 4 trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan:



Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà,


   "Lom khom" đối với "lác đác" (hình thể và số lượng - thực ra hai câu này chưa phải đối hoàn chỉnh), "dưới núi" đối với "bên sông" (vị trí địa hình), song nếu nối hình ảnh hai câu trên "lom khom dưới núi" và "lác đác bên sông" thì vì một câu diễn tả về cảnh động, còn một câu diễn tả về cảnh tĩnh, nên sự đối lập có thể chấp nhận được. Một điểm nên chú ý là cách dùng từ láy âm "lom khom" chỉ dáng người của câu trên, và "lác đác" chỉ số lượng của câu dưới. Hai vế tiếp: "tiều vài chú" đối với "chợ mấy nhà" (đối lập về số lượng và tĩnh/động). Sự đối lập của hai vế cuối có thể coi là hoàn chỉnh.


* Đặc điểm của thể loại văn tế


Xem lại câu 1 bài Phần 2 – Tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc


* Đặc điểm của thể loại hát nói


- Thể thơ hát nói là văn bản ngôn từ, phần lời ca của bài hát nói. Hát nói là làn điệu chủ đạo của lối hát ca trù (còn gọi là hát ả đào, hát nhà trò, hát nhà tơ, …)


- Thơ hát nói có những đặc điểm sau:


  + Nội dung: chứa những tư tưởng tình cảm tự do phóng khoáng.


  + Hình thức: tự do, vần nhịp tự do, lời thơ mang ngữ điệu nói với giọng buông thả tự do.


- Bài ca ngất ngưởng thể hiện rõ những đặc điểm trên của thể loại hát nói.


Các bài soạn văn lớp 11 hay khác:



  • Mục lục Soạn văn 11 Tập 1 full

  • Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm)

  • Xin lập khoa luật (Nguyễn Trường Tộ)

  • Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng

  • Ôn tập văn học trung đại Việt Nam

  • Thao tác lập luận so sánh

  • Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945

  • Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học

  • Hai đứa trẻ (Thạch Lam)

  • Ngữ cảnh


  • 2016-12-01 13:23
   
Để Lại Nhận Xét
   
Không phải ngọn gió thời cuộc nào cũng mang tới hơi mát.
Khuyết danh

Soạn bài: Ôn tập văn học trung đại Việt Nam,soan bai on tap truyen ki lop 8,soạn bài ôn tập truyện và kí lớp 6,soạn bài ôn tập truyện và kí ngữ văn 6,ôn tập truyên kí việt nam,soạn bài ôn tập truyện và kí lớp 8,on tap truyen va ki lop 6,khái niệm truyện và kí,sự khác nhau giữa truyện và kí

Ngẫu Nhiên