XtGem Forum catalog

Soạn bài: Thuốc

Soạn văn lớp 12 tập 2
Hướng dẫn Soạn bài: Thuốc (Lỗ Tấn)
I. Tóm tắt truyện ngắn Thuốc
- Một đêm thu gần về sáng, theo lời bác Cả Khang, lão Hoa


Soạn văn lớp 12 tập 2


Hướng dẫn Soạn bài: Thuốc (Lỗ Tấn)


I. Tóm tắt truyện ngắn Thuốc


- Một đêm thu gần về sáng, theo lời bác Cả Khang, lão Hoa trở dậy đi đến pháp trường để mua "thuốc" chữa bệnh cho thằng Thuyên - con trai lão, đang bị mắc bệnh lao. Bị chém hôm đó ở pháp trường là Hạ Du, một người làm cách mạng, do bị cụ Ba tố giác cháu với chính quyền để kiếm hai mươi lạng bạc mà bị bắt và hành hình. Nghe mọi người kể lại trong quán trà của gia đình lão Hoa, vào trong ngục, Hạ Du vẫn không sợ chết, còn dám cả gan rủ cả lão Nghĩa "làm giặc". Mặc dù được chữa bằng bánh bao tẩm máu người nhưng cuối cùng thằng Thuyên vẫn không khỏi.


- Một buổi sớm mùa xuân, trong tiết thanh minh, tại nghĩa địa mẹ của Thuyên và mẹ của Hạ Du đều đến thăm mộ con. Hai người rất ngạc nhiên, băn khoăn tự hỏi "Thế này là thế nào?" khi nhìn thấy một vòng hoa đặt trên mộ người cách mạng. Bà mẹ của Thuyên đã bước qua con đường mòn cố hữu ngăn cách giữa nghĩa địa của người chết nghèo và nghĩa địa của người chết chém hoặc chết tù để sang an ủi mẹ Hạ Du.


II. Ý nghĩa nhan đề "Thuốc" và hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người


Nhan đề thiên truyện là Thuốc (nguyên văn là Dược). Thuốc ở đây chính là chiếc bánh bao tẩm máu người mà lão Hoa đã mua về cho thằng Thuyên ăn để chữa bệnh lao. Nhan đề này có nhiều nghĩa.


- Tầng nghĩa thứ nhất của Thuốc là nghĩa tường minh: chỉ phương thuốc chữa bệnh lao bằng chiếc bánh bao tẩm máu người. Đây là một phương thuốc mê tín lạc hậu tương tự như hai vị thuốc mà ông thầy lang đã bốc cho cho bố Lỗ Tấn để chữa bệnh phù thủng là rễ cây mía đã kinh sương ba năm và một đôi dế đủ con đực, con cái dẫn đến cái chết của ông cụ.


- Tầng nghĩa thứ hai của Thuốc là nghĩa hàm ẩn: đó là phương thuốc để chữa bệnh tinh thần: căn bệnh gia trưởng, căn bệnh u mê lạc hậu về mặt khoa học của người dân Trung Quốc. Bố mẹ thằng Thuyên vì lạc hậu và gia trưởng đã áp đặt cho nó một phương thuốc là chiếc bánh bao tẩm máu người dẫn đến cái chết của nó. Rồi tất cả đám người trong quán trà cũng sai lầm như vậy. Chiếc bánh bao tẩm máu vô hại kia đã trở thành một thứ thuốc độc vì người ta quá tin vào nó mà không lo tìm một thứ thuốc khác.Người dân Trung Quốc phải tỉnh giấc, không được "ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ".


- Tầng nghĩa thứ ba của Thuốc, của chiếc bánh bao tẩm máu người: là phương thuốc nhằm chữa căn bệnh u mê lạc hậu về mặt chính trị của người dân Trung Quốc và căn bệnh xa rời quần chúng của người cách mạng Trung Quốc thời bấy giờ . Máu để tẩm chiếc bánh bao là dòng máu người chiến sĩ cánh mạng Hạ Du đã đổ xuống để giải phóng cho nhân dân. Thế mà nhân dân lại u mê cho anh là làm giặc, là thằng điên và mua máu anh để tẩm bánh bánh bao. Còn Hạ Du làm cách mạng cứu nước,cứu dân mà lại quá xa rời quần chúng để nhân dân không hiểu anh đã đành mà mẹ anh cũng không hiểu (đỏ mặt xấu hổ khi thăm mộ con gặp bà Hoa) còn chú anh thì tố cáo cháu để lấy tiền thưởng.


Câu 1: Hình tượng chiếc bánh bao


- Nghĩa thực: là một phương thuốc chữa bệnh => độc hại, gợi liên tưởng đến việc người ăn thịt người.


=> chiếc bánh bao là biểu tượng cho sự u mê, tăm tối và mê tín, dị đoan của những người Trung Quốc giai đoạn đó.


Câu 2: Hình tượng Hạ Du


- Hạ du là một người chiến sĩ cách mạng nhưng khi trong tù ngục Hạ Du được coi như một kẻ điên không ai biết đến hắn hoặc biết đến thì cũng không biết hắn con nhà ai.. Một người anh hùng đã sớm giác ngộ lý tưởng cách mạng nhưng khi ra đến pháp trường hắn chỉ là một con người rất tầm thường, và cái chết của Hạ Du vẫn không làm cho căn bệnh u mê của người dân bị tiêu giảm. Họ vẫn tin rằng con của Lão Hoa Thuyên ăn chiếc bánh bao có tẩm máu của người cách mạng sẽ khỏi bệnh những rồi bệnh tật cũng không khỏi, một căn bệnh thật khó chữa và nan y ở trung quốc lúc biến những người dân nơi đây thành những kẻ mê muội và lầm than.


=> Bi kịch của người làm cách mạnh: xa rời quần chúng, quần chúng u mê, tăm tối, chưa giác ngộ (bị chú ruột tố giác, mẹ xấu hổ, đao phủ dùng máu trục lợi, bị miệt thị ...)


Lỗ Tấn vừa nhắc nhở, vừa nghiêm khắc phê bình những người làm cách mạng xa rời quần chúng,không làm được công tác dân vận, giác ngộ tư tưởng cho nhân dân.


Câu 3: Quan hệ giữa cái chết và nội dung ý nghĩa toát ra từ nghệ thuật chơi chữ của nhà văn.


- Thời gian: mùa thu trảm quyết => mùa xuân năm sau.


=> Ý nghĩa: thể hiện mạch suy tư lạc quan, tin tưởng của tác giả.


- Hình ảnh vòng hoa:


   + Thể hiện tấm lòng ưu ái của Lỗ Tấn đối với cuộc đời, sự nghiệp, sự hi sinh của Hạ Du.


   + Thể hiện niềm lạc quan, tin tưởng vào một tương lai tươi sáng của cách mạng Trung Quốc: có người đã thấu hiểu cho họ.


   + Thể hiện dấu hiệu tốt lành: khẳng định sẽ có những người tiếp tục làm cách mạng, tiếp bước Hạ Du.


   + Là chi tiết nghệ thuật độc đáo, thể hiện chủ để tư tưởng tác phẩm, mang nhiều ý nghĩa biểu tượng => đối lập hẳn với hình ảnh chiếc bánh bao: nó thể hiện tấm lòng nhân ái, nỗi niềm trăn trở và nhiềm tin son sắt của Lỗ Tấn vào tiền đồ Cách mạng.


- Hình tượng con đường xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm của Lỗ Tấn. Nó trở thành hình tượng ẩn dụ thể hiện mối quan tâm đặc biệt của nhà văn về vận mệnh của quốc gia. Trong tác phẩm này, nó mang nhiều ý nghĩa.


=> Con đường mòn tượng trưng cho tập quán xấu, nếp nghĩ cũ. Và đây là con đường đã cũ không thể đưa Trung Hoa đi đến tương lai. Do đó cần phá bỏ con đường, xóa bỏ ranh giới ngăn cách của lòng người.


Trung Hoa cần phải tìm ra con đường mới. Lỗ Tấn nói: Đường là cái gì? Chính là chỗ chưa có đường đi mà ra, từ chỗ chỉ có gai góc mở ra. Nhà thơ Tây Ban Nha là An-tô-ni-ô Ma-ca-đô cũng nói: Đầu tiên nào có đường! Cứ đi sẽ thành đường.


- Mẹ Hạ Du viếng mộ nhưng xấu hổ không dám bước, sau đánh liều bước tới nấm mộ bên trái => Chứng tỏ bà chưa hiểu con.


Nhưng khi nhìn thấy hoa trên mộ thì bà khóc than: Oan con lắm, Du ơi! => Bà mẹ đã bắt đầu hiểu.


- Mẹ Hoa Thuyên động lòng trắc ẩn đứng dậy, niềm đồng cảm của người mẹ mất con thúc đẩy bà bước qua bên kia đường mòn => lòng người sẽ không còn cô đơn chia cắt, trong quần chúng đã bắt đầu có sự đồng cảm và nhận thức về thế giới xung quanh.


- Cuối cùng là câu hỏi: Thế này là thế nào nhỉ? Hứa hẹn sẽ có câu trả lời, sẽ có sự giác ngộ trong quần chúng.


- Vòng hoa trên mộ Hạ Du => đã có người hiểu Hạ Du, đã có quần chúng được giác ngộ và tiếp bước theo con đường của Hạ Du, con đường cách mạng sẽ lạc quan. Vòng hoa cũng là tấm lòng tri ân kính cẩn của nhà văn đối với các liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc.


Các bài soạn văn lớp 12 khác:



  • Mục lục full

  • Mục lục soạn văn lớp 12 tập 2 full


  • Thực hành về hàm ý

  • Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng)

  • Một người Hà Nội (Nguyễn Khải)

  • Thực hành về hàm ý (tiếp theo)

  • Thuốc (Lỗ Tấn)

  • Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong văn nghị luận

  • Số phận con người (M. Sô-lô-khốp)

  • Ông già và biển cả (Hê-Minh-Uê)

  • Diễn đạt trong văn nghị luận

  • 2016-11-29 15:26
   
Để Lại Nhận Xét
   
Công lý là thứ nhất thời và cuối cùng cũng sẽ đi đến kết thúc; nhưng lương tâm là vĩnh cửu và sẽ không bao giờ lụi tàn.
Justice is a temporary thing that must at last come to an end; but the conscience is eternal and will never die.
Martin Luther

Soạn bài: Thuốc,soạn văn lớp 12 bài thuốc,soạn bài thuốc của lỗ tấn violet,truyện ngắn thuốc lỗ tấn,thuốc lỗ tấn violet,hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người mang ý nghĩa gì,soạn bài thuốc violet,truyện ngắn thuốc của lỗ tấn,tác phẩm thuốc của lỗ tấn

Ngẫu Nhiên