The Soda Pop

Soạn bài: Chiếc thuyền ngoài xa

Soạn văn lớp 12 tập 2
Hướng dẫn Soạn bài: Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)
Bố cục : Truyện chia làm 2 đoạn lớn:
- Đoạn 1 (Từ đầu đến "chiếc


Soạn văn lớp 12 tập 2


Hướng dẫn Soạn bài: Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)


Bố cục : Truyện chia làm 2 đoạn lớn:


- Đoạn 1 (Từ đầu đến "chiếc thuyền lới vó đã biết mất"): Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh.


- Đoạn 2 (Còn lại): Câu chuyện của người đàn bà làng chài.


Câu 1:


- Phát hiện thứ nhất: bức tranh tuyệt mĩ của cảnh biển mờ sương lúc bình minh.


   + Đó là vẻ đẹp "trời cho", vẻ đẹp mà cả đời bấm máy anh chỉ thấy một lần: bức tranh mực tàu, mũi thuyền in một nét mơ hồ, vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc ...


=> Cảnh tượng tuyệt đẹp. một bức họa diệu kì của thiên nhiên và cuộc sống, là quà tặng của hóa công.


- Cảm thấy bối rối, tim thắt lại => cảm nhận của người nghệ sĩ khi bắt gặp cái đẹp đỉnh cao, cái tận Chân, Thiện, Mĩ, tâm hồn được thanh lọc.


Câu 2:


Khi chiếc thuyền vào bờ, Phùng thấy hai vợ chồng hàng chài bước xuống. Anh chứng kiến cảnh người chồng đánh vợ, đứa con ngăn bố. Những ngày sau đó lại tiếp diễn. Phùng không ngờ sau cảnh đẹp tuyệt đỉnh là bao sự ngang trái, nghịch lí của đời thường. Anh nhận ra sự xa cách giữa cái đẹp của ngoại cảnh với số phận cực nhọc, tăm tối của con người.


Câu 3:


Câu chuyện ở tòa án huyện: là câu chuyện về sự thật cuộc đời, giúp những người như Phùng, Đẩu hiểu được nguyên do của những điều tưởng như vô lí: rằng người đàn bà chịu bạo hành, khuất nhục nhưng không li hôn.Nhưng tất cả đều xuất phát từ tình thương vô bờ đối với những đứa con. Trong đau khổ triền miên, người đàn bà ấy vẫn chắt lọc những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi...


=> Khẳng định một cách nhìn của người nghệ sĩ về cuộc đời và con người: không thể nhìn nhận dễ dãi, đơn giản về những sự việc trong cuộc sống.


Câu 4:


a. Nhân vật người đàn bà


- Ngoại hình: xấu xí, thô kệch


- Số phận, cuộc đời: kém may mắn, lam lũ, vất vả


- Tính cách:


   + Cam chịu, nhẫn nhục: người đàn ông thô lỗ, đánh đập => im lặng, không trả đũa, không chạy trốn.


   + Giàu lòng tự trọng: chồng đánh - không khóc, nhưng sau khi biết hành động vũ phu đã bị thằng Phác và người khách lạ phát hiện: đau đớn, xấu hổ và nhục nhã.


- Sống rất sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời, hiểu chồng, thương con => người phụ nữ vị tha, giàu đức hi sinh.


b. Nhân vật người chồng


- Vốn là một anh con trai cục tính nhưng hiền lành.


- Do cuộc sống khắc nghiệt: biến thành một người vũ phu, tàn bạo, ích kỉ.


=> Vừa là nạn nhân của cuộc sống khốn khổ, vừa là thủ phạm gây nên đau khổ cho người thân của mình.


c. Chị em thằng Phác


   + Người chị: yếu ớt nhưng can đảm, vật lộn để tước con dao trên tay em => là điểm tựa cho người mẹ, hành động đúng khi cản được việc làm dại dột của đứa em, lo toan cho mẹ khi phải đến Tòa án.


   + Thắng Phác: thương mẹ, nhưng chỉ nhìn thấy cha nó ở khía cạnh độc ác, tàn nhẫn mà chưa hiểu được "lẽ đời" bên trong.


=> Hình ảnh tiêu biểu của những đứa trẻ lớn lên trong bạo lực, bạo hành.


d. Người nghệ sĩ


- Là người có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm (phát hiện cảnh đẹp ...)


- Người lính từng vào sinh ra tử => cảm ghét mọi áp bức bất công, sẵn sàng làm mọi điều vì cái thiện, công bằng.


- Thấu hiểu, thông cảm được những buồn vui, cay đắng ở đời (cảm xúc vỡ òa khi phát hiện sự thật sau cái đẹp, khi nghe người đàn bà nói chuyện ...)


Câu 5: Cách xây dựng cốt truyện độc đáo


Trong tác phẩm, đó là sự kiện Phùng chứng kiến lão đàn ông đánh vợ một cách tàn bạo. Trước đó, anh nhìn đời bằng con mắt của người nghệ sĩ rung động, say mê trước vẻ đẹp huyền ảo - thơ mộng của thuyền biển. Trong giây phút tâm hồn thăng hoa những cảm xúc lãng mạn, Phùng phát hiện ra hiện thực nghiệt ngã của đôi vợ chồng bước ra từ con thuyền "thơ mộng" đó.


Tình huống đó được lặp lại lần nữa: bên cạnh hình ảnh người đàn bà nhẫn nhục chịu đựng "đòn chồng", Phùng còn được chứng kiến phản ứng của chị em thằng Phác trước sự hung bạo của cha đối với mẹ. Từ đó, trong người nghệ sĩ đã có sự thay đổi cách nhìn đời. Anh thấy rõ những cái ngang trái trong gia đình thuyền chài, hiểu sâu thêm tính chất người đàn bà, chị em thằng Phác, hiểu thêm người đồng đội (Đầu) và hiểu thêm chính mình.


Ý nghĩa: Nguyễn Minh Châu đã xây dựng được tình huống mà ở đó bộc lộ mọi mối quan hệ, bộc lộ khả năng ứng xử, thử thách phẩm chất, tính cách, tạo ra những bước ngoặt trong tư tưởng, tình cảm và cả trong cuộc đời nhân vật. Tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện đời sống.


Câu 6:


- Ngôn ngữ người kể chuyện: thể hiện qua nhân vật Phùng => tạo điểm nhìn trần thuật sắc sảo, tăng cường khả năng khám phá đời sống, lời kể trở nên khách quan, chân thật, thuyết phục.


- Ngôn ngữ nhân vật: phù hợp với đặc điểm tính cách từng người.


=> Ngôn ngữ được sử dụng linh hoạt.


Các bài soạn văn lớp 12 khác:



  • Mục lục full

  • Mục lục soạn văn lớp 12 tập 2 full


  • Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành)

  • Bắt sấu rừng U Minh Hạ (Sơn Nam)

  • Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi)

  • Viết bài làm văn số 6: Nghị luận văn học

  • Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)

  • Thực hành về hàm ý

  • Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng)

  • Một người Hà Nội (Nguyễn Khải)

  • Thực hành về hàm ý (tiếp theo)

  • 2016-11-29 15:25
   
Để Lại Nhận Xét
   
Sự mất bình tĩnh và mâu thuẫn với chính mình là điểm yếu lớn nhất của bản chất con người.
Mutability of temper and inconsistency with ourselves is the greatest weakness of human nature.
Joseph Addison

Soạn bài: Chiếc thuyền ngoài xa,soan bai chiec la cuoi cung cua o hen-ri,soạn bài chiếc lá cuối cùng ngữ văn 8 tuthienbao,bố cục bài chiếc lá cuối cùng,văn bản chiếc lá cuối cùng ngữ văn 8,văn bản chiếc lá cuối cùng lớp 8,soạn bài chiếc lá cuối cùng violet,chiếc lá cuối cùng ngữ văn 8 violet,tóm tắt chiếc lá cuối cùng

Ngẫu Nhiên