Insane

Âm thanh của lòng kiên trì

Khi mới lên bốn, tôi đã bị bệnh bại liệt. Sau nhiều tuần nằm viện, tôi được trở về nhà, nhưng phải nằm trên chiếc giường có chấn song được

Khi mới lên bốn, tôi đã bị bệnh bại liệt. Sau nhiều tuần nằm viện, tôi được trở về nhà, nhưng phải nằm trên chiếc giường có chấn song được mẹ thuê từ bệnh viện. Bố đi làm, mẹ ở nhà nấu ăn, giặt giũ và chăm sóc cho tôi.



Mỗi ngày hai lần, mẹ bế tôi đi tắm rửa và tập những bài tập mà bác sĩ chỉ định. Với tôi, những ngày tháng đó thật kinh khủng. Tôi không thể ra sân chơi đùa cũng lũ bạn hay làm bất cứ điều gì tôi muốn. Thứ duy nhất tôi có là một quả bóng dùng để luyện tập cử động cho các ngón tay. Chán nản vì đôi tay nhỏ bé, yếu ớt của mình không thể nắm chặt quả bóng, nhiều lần tôi đẩy nó rơi xuống đất. Những lúc như thế, mẹ nhặt quả bóng lên và dịu dàng bảo: "Cố gắng bóp quả bóng con nhé ! Rồi con sẽ được đi chơi như các bạn!"



Trong bài tập hàng ngày, mẹ thường đặt hai ngón tay trong lòng bàn tay tôi, và bảo tôi cố nắm chặt khoảng mười lần. Mẹ hy vọng mỗi ngày có thể cảm nhận tay tôi nắm chặt hơn một tí, nhưng thường cảm giác đó chỉ có trong những lần nỗ lực đầu tiên.



Một hôm, sau giờ làm, bố mang về một chú khỉ đồ chơi nhỏ. Chú khỉ mặc bộ quần áo len đỏ xinh xắn, trước ngực mang một cái trống nhỏ xíu. Hai bàn tay chú đang trong tư thế sắp gõ xuống trống. sau lưng chú khỉ có ống cao su nối với một quả bóng nhỏ. Bố hướng tôi cách điều khiển nó. Nếu bóp mạnh quả bóng, hai tay chú khỉ sẽ vỗ vào mặt trống, tạo ra tiếng bùm bùm, chách chách rất vui tai.



- Nào! con hãy thử nó xem, con! - Bố ân cần đặt quả bóng vào bàn tay thẳng đờ của tôi.



Tôi cố bóp nhưng chú khỉ không hề cử động. Tôi dồn hết sức vào bàn tay và cố bóp thêm lần nữa. Một tay chú khỉ hạ xuống dần, nhưng không đủ mạnh để trái bóng phát ra âm thanh nào rõ cả. mặc dù vậy, mẹ cũng reo lên sung sướng:



- Tốt rồi con, cố hơn một chút nữa đi !



Mẹ đặt bàn tay ôm trọn lấy tay tôi, bóp mạnh. bùm bùm.



- Lần nữa đi mẹ! - Tôi dịu dàng nhìn mẹ.



Mẹ dịu dàng bóp bàn tay tôi. Bùm bùm. Thêm một lần nữa. Chách chách.



- Nào, con hãy làm như mẹ xem!



Tôi cố sức một lần... bùm bùm. Trống đã vang lên.



- Con đã làm được rồi, mẹ ơi! - Tôi lại bóp tiếp. Bùm bùm. Chách chách. - Con có thể làm được rồi ! - Tôi phấn khích la to.







Từ đó, tôi say xưa tập luyện. TIếng trống dần dần vang đều, nhịp nhàng như một bản nhạc. Hết tay phải rồi chuyển sang tay trái. Đôi lúc tôi cũng thấy chán nhưng nhìn gương mặt rạng rỡ, tràn đầy hy vọng của bố và mẹ mỗi khi tiếng trống vang lên là tôi lại cố gắng.



Một buổi tối, khi bố vừa chợp mắt sau một ngày làm việc vất vả, tiếng trống vang lên làm bố thức giấc. Bố ngồi dậy nhìn tôi mĩm cười. Tôi hối hận:



- Con đã làm bố thức giấc phải không? Con xin lỗi bố! Con sẽ không bóp quả bóng vào những lúc bố ngủ nữa đâu ạ!



- Bố xoa đầu tôi, giọng bố bỗng ấm áp hơn bao giờ hết:



- Không đâu, con ạ! Con hãy tập bất cứ khi nào con muốn. Tiếng trống đó chính là kết quả của lòng kiên trì. Đừng vì bất cứ điều gì mà từ bỏ lòng kiên trì con nhé!



Sau đó tôi được phục hồi từ từ. Tôi đã từng bước chiến thắng được bệnh bại liệt - một việc tưởng chừng như không thể. Bố mẹ tôi vui mừng khôn xiết. Âm thanh của những ngày đó cứ vang mãi trong tôi, sau này và trong mọi lúc, như một sự khuyến khích mỗi khi tôi gặp bất cứ khó khăn, trở ngại nào.


2016-11-24 06:51
   
Để Lại Nhận Xét
   
Hãy có thời gian cho cả công việc và hưởng thụ; khiến mỗi ngày vừa hữu ích vừa thoải mái, và chứng tỏ rằng bạn hiểu giá trị của thời gian bằng cách sử dụng nó thật tốt. Và rồi tuổi trẻ sẽ tươi vui, và tuổi già không có nhiều hối tiếc, và cuộc đời sẽ là một thành công tươi đẹp.
Have regular hours for work and play; make each day both useful and pleasant, and prove that you understand the worth of time by employing it well. Then youth will be delightful, old age will bring few regrets, and life will become a beautiful success.
Louisa May Alcott

Âm thanh của lòng kiên trì,

Ngẫu Nhiên