Một ngày sinh nhật lần thứ 20 của Tiểu Phương, trong không khí tràn ngập sự yêu thương với những lời chúc mừng của ông bà. Ngược lại trong lòng Tiểu Phương cứ thấp thỏm không yên chờ đợi người đưa thư của bưu điện. Cũng như những ngày sinh nhật trước của mỗi năm, từ Mỹ mẹ Phương đều gửi thư về chúc mừng Phương sinh nhật vui vẻ. Trong ký ức của Phương, lúc Phương còn rất nhỏ, mẹ đã một mình sang Mỹ lập nghiệp, Ông bà nói với Phương như vậy. Trong ấn tượng mơ hồ về mẹ còn sót lại trong là mẹ Phương thường ôm Phương vào lòng với đôi tay dịu dàng và nhìn Phương với ánh mắt từ ái, đó là hình ảnh Phương trân trọng giữ mãi trong lòng. Và hồi ức này cứ thường xuất hiện trong giấc mộng của Phương.
Nhưng mà những ký ức này trong Phương cũng dần phai mờ, trong Phương luôn mâu thuẫn một khát vọng lẫn hờn trách. Phương không thể giải thích được vì sao mẹ lại nhẫn tâm bỏ em một mình để đến một nơi rất xa. Trong nhận thức của Phương, mẹ là người thất bại trong hôn nhân bỏ rơi con như thế là người không có trách nhiệm. Lúc nhỏ cứ mỗi lần nhớ mẹ, Phương thường nhờ ông bà dẫn đi Mỹ tìm mẹ. Nhưng ông bà luôn ràng rụa nước mắt nói: “mẹ cháu ở Mỹ rất bận công việc làm ăn, mẹ rất nhớ cháu và cũng rất khổ tâm vì không ở cùng cháu, cháu thông cảm cho nỗi khổ của mẹ cháu, nhất định một ngày nào đó cháu sẽ hiểu rõ”.
Tiểu Phương vẫn với ánh mắt sốt ruột ngóng trông chờ đợi bức thư chúc mừng sinh nhật lần thứ 20 của mẹ gửi đến. Em mở cái hộp báu đựng những bức thư của mẹ gửi về trước đây. Trong sấp thư dày cợm, lấy ra một bức đã ngã màu vàng, đó là bức thư mẹ gửi khi Phương tròn 6 tuổi đang đi học mẫu giáo: “vào mẫu giáo, chắc có rất nhiều bạn nhỏ nô đùa cùng con, con cố gắng sống tốt với bạn bè, và chú ý quần áo sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng”. Một bức thư khác mẹ gửi khi Phương 16 tuổi thi lúc thi tốt nghiệp phổ thông: “ thi lần này con chỉ cần cố gắng là được, phát triển sau này còn phải dựa vào thực tài thực học, mới có thể cạnh tranh được với cuộc đời”. Trong bức thư này nét viết rất đẹp, để lộ ra tình thường vô tận của mẹ. Còn hơn cả trăm ngàn ngôn ngữ, viết không tận nói không cùng. Một số thư khác là quá trình trưởng thành Phương lúc mười mấy tuổi, trên tinh thần chuẩn tắc xử sự giữa cuộc đời Phương thấy mình và mẹ như hòa tan vào nhau. Vô số những hồi ức về mẹ thời quá khứ lại hiện về, Phương chỉ biết ôm hộp thư mà khóc. “Mẹ ơi! Mẹ ở đâu? Mẹ có hiểu nỗi những hiêu quạnh của con và những ký ức về mẹ không? thậm chí không để lại số điện thoại và địa chỉ, trời đất bao la con biết tìm đâu ra mẹ.”?
Cuối cùng thì người đưa thư cũng mang đến bức thư thứ 72 của mẹ, cũng như những lần trước, Tiểu Phương sốt ruột gấp gáp mở bức thư. Ông thì lo lắng đứng sau lưng Phương, dường như đóan biết trước được sự tình sảy ra, với tin tức đáng sợ như thế nào? Bức thư này cũ và vàng hơn những thư trước. Phương nhìn lướt qua bên ngoài phong bì, rất ngạc nhiên và cảm thấy không vừa ý, nét chữ của mẹ trên phong thư có vẽ như không nắn nót gì cả, mà lại còn nhạt nhòa nữa chứ: “Tiểu Phương! Thông cảm cho mẹ, mẹ không thể về dự và chúc mừng sinh nhật lần thứ 20 quan trọng nhất của con. Thật sự, mỗi lần sinh nhật của con mẹ đều rất muốn về. Nhưng, nếu để con biết, lúc con lên 3 mẹ bị ung thư đường ruột mà qua đời, thì con sẽ hiểu và thông cảm vì sao mà mẹ không thể về chung sống cùng con và chúc mừng con mỗi khi sinh nhật đến”.
“Thông cảm cho người mẹ đáng thương của con nhé! Ngay lúc mà mẹ biết mình sắp lìa đời, thì lúc đó mẹ nhìn thấy đôi môi con mấp máy nói không thành lời “ mẹ..., mẹ!!!!!!” sau đó nép vào lòng mẹ vui đùa thật là dễ thương. Mẹ cảm thấy rất hận chính mình vì sao không thể nhìn thấy đứa con duy nhất của mẹ lớn dần thành người theo năm tháng, đó là tiếc nuối lớn nhất trong cuộc đời ngắn ngủi của mẹ”.
“Mẹ không sợ chết, nhưng nghĩ đến thân phận của người mẹ, mẹ có trách nhiệm này, đó cũng là khát vọng của bản năng. Điều đáng buồn nhất là mẹ đã không có cơ hội làm tròn thiên chức của người mẹ. Vì thế, một vài ngày cuối cùng trước khi kết thúc thân mạng, mẹ tưởng tượng ra những sự việc có thể xảy ra trong quá trình trưởng thành của cuộc đời con. Lấy tinh thần và sức lực này, thức suốt ngày đêm, nuớc mắt tuông trào viết liên tục 72 bức thư và nhờ người cậu bên Mỹ, chiếu theo những ngày quan trọng nhất của con mà gửi về để thổ lộ và mong mỏi những nguyện vọng trong tâm tư của mẹ. Tuy mẹ đã hồn về chín suối, nhưng những lá thư này là mối quan hệ tinh thần vĩnh viễn duy nhất trong lúc này của mẹ con chúng ta”.
“Lúc đó, nhìn con tinh nghịch vui đùa, viết xong bức thư này, thì những cơn đau lại ập đến. Tiểu Phương, con còn chưa biết được thân mạng người mẹ yêu của con chỉ còn khoảng mấy ngày, và cũng không biết được những bức thư này là nét bút cuối cùng của mẹ viết cho 17 năm sắp đến trong cuộc đời của con. Con có biết là mẹ yêu con dường nào không, mẹ không đành để con cô độc lại một mình. Bây giờ mẹ chỉ dùng một tia sức lực cuối cùng này, tưởng tượng hình dáng thướt tha dịu dàng khi con tròn 20 tuổi, mẹ không thể viết được nữa, nhưng mà tình thương mẹ dành cho con là siêu việt sanh tử, mãi mãi và vĩnh viễn”.
Xem đến đây, Phương không cầm lòng được, trong lòng dâng trào kinh ngạc và xúc động, ôm chầm ông bà khóc thảm thiết. Lá thư Phương cầm trên tay rơi xuống, tấm hình cũ nhạt kẹp trong lá thư theo chiều gió chao nghiên bay xuống đất. Trong tấm hình, là hình dáng mẹ nở một nụ cười tiều tụy nhưng hiền hòa lặng lẻ nhìn Phương chứa chan tình cảm, một sấp thư như muốn bay lượn trong tay mẹ. Phía sau tấm hình là nét chữ phai mờ của mẹ viết “ năm 1988, Tiểu Phương sinh nhật vui vẻ”.
Lâm Lập Danh , Như Nguyện dịch
Cộng đồng đình trệ khi không có thôi thúc của cá nhân. Thôi thúc của cá nhân tàn lụi khi không có sự cảm thông của cộng đồng.
The community stagnates without the impulse of the individual. The impulse dies away without the sympathy of the community.
William James