Trong nhiều tình huống, có thể xem là bất lịch sự nếu bạn bắt đầu câu hỏi mà không dùng một số phép lịch sự tối thiểu. Chúng ta không chỉ hỏi khơi khơi mà đầu tiên phải mạn phép xin lỗi người ta trả lời câu hỏi của mình một cách lịch sự theo những cách sau:
- Excuse me. When...?
- Pardon me, ma’am, but where...?
- I hate to bother you, but what...?
- Sir, could you help me? How many...?
- Please. Mr............... Why...?
Ở đây, Pardon và Excuse có nghĩa tương tự nhau. Người Mỹ thường sử dụng Excuse trong khi người Anh thường sử dụng Pardon. Cả Pardon me và Excuse me đều có nghĩa là Xin lỗi đã làm phiền.
Bạn cũng có thể bắt đầu câu hỏi bằng một số cụm từ lịch sự như: "Could you tell me..." "I was wondering..." hoặc "Do you know..." thì trong phần còn lại của câu bạn phải đổi lại vị trí thông thường của động từ và chủ từ.
Ví dụ:
- Excuse me, but would you mind telling me where the nearest bank is?
- Sir, I am/was wondering if you know/knew when the bank closes/closed.
- Ma’am, would you be so kind as to tell me how often the Dallas flight leaves?
Ví dụ thứ ba (would you be so kind) nghe có vẻ quá trịnh trọng nếu không nói là quá khách sáo. Đôi khi, nó cho thấy người nói hơi phô trương. Với bạn bè tốt hơn đừng nên sử dụng nhưng cũng nên biết câu này để nhận ra được khi nghe người khác nói.
Cuối cùng khi nhận được thông tin, bạn nên lịch sự cám ơn người ta. Và nếu có phần nào mà bạn không nghe được hay cho là mình nghe lầm, đừng ngần ngại cứ hỏi lại. Nếu biết bạn không phải là người nói tiếng Anh như là tiếng mẹ đẻ, thường thường họ sẽ nói chậm hơn hoặc trả lời cẩn thận và rõ ràng hơn.
Các bài Tình huống tiếng Anh thông dụng khác:
Mong muốn giữ liên lạc
Goodbye
Tình huống khó xử
Lời hỏi thăm
Phép lịch sự khi hỏi thăm
Cách chỉ đường
Cách hướng dẫn
Lời cảm ơn đã hướng dẫn
Cảm ơn đã mời
Cảm ơn khi nhận quà
Cảm ơn vì được giúp đỡ
Cảm ơn khi được khen ngợi
Bộ máy hành chính là cơ cấu khổng lồ được những người lùn điều khiển.
Bureaucracy is a giant mechanism operated by pygmies.
Balzac