Tôi bị dị ứng, không phải tôm cua cá mực ngao sò ốc hến, mà làdị ứng đến trường. Tôi là một người ghétchủ nghĩa học hành. Bệnh này không phải là hiếm, vì thế người ta thường tạo ra nhiều thứ hứng thú ởtrường để lôi cuốn học sinh đến hơn. Ví dụ như bóng rổ, ví dụnhư các party đầu tuần, ví dụ như các cuộc thi “queen of school”…Nếu như phân tích một cách kỹlưỡng thì các vấn đề khiến cho tôi (và một cơ số những người khác) không thích đến trường đó là giáotrình học tập thiếu đổi mới, sự giảng dạykém sáng tạo, và cơ sở vật chất đuối kém. Thôi, tôi không nói nữa kẻo nó sa đà vào sự phê phán (mà thựcra nó đúng là như thế!), tôi sẽ chuyển sang nói về một người đã khiến cho tôi thích thú đến trường hơn. Đó là một chàng trai, tất nhiên là rất đẹp trai…
Tôi đùa đấy! Trường tôi chả có chàng nào đẹp trai, hoặc là đẹp trai một cách xinh gái, mà tôi chúa ghét dạng con trai như thế. (Nghe này các chàng trai, một trong những cách để làm mình đẹp trai đó là trước hết hãy chứng tỏ mình là con trai, điểm này càng ngày càng thiếu trầm trọng=.= ) Đó là một giáo viên, dễ hiểu đó là một giáo viên mới xuất hiện trong trường tôi.
Anh tên là Kim. Tôi, rất thích thú, chỉ có thể gọi là anh bởi Kim chỉ hơn chúng tôinăm tuổi. Cao hơn tôimột cái đầu. Lịch lãm.Cuốn hút. Anh vừa tốtnghiệp đại học… Thôi,tôi để anh tự giới thiệu thì khách quan hơn…
- Chào các em.
Anh đứng dựa vào bảng, dáng đứng hệt như một học sinh ngổngáo bị phạt đứng góc lớp. Anh mỉm cười:
- Ai là lớp trưởng nhỉ?
Hân đứng lên, nhất định nó không phải lớp trưởng, nhưng nhất định là tôi thấy nó đang đứng lên. Nóngoác miệng:
- Dạ thưa thầy, đây là lớp trưởng ạ.
Rồi nó chỉ vào Ngọc. Cả lớp suýt cười bởi tính nặc nô ham hố của nó. Ngọc lúng túng đứng lên:
- À..dạ thưa thầy. Em ạ!
Anh xua tay:
- Không cần gọi là thầy, gọi là anh được rồi. Ờ, em tên gì?
- Dạ, Ngọc ạ!
- Tốt.
Anh xoa xoa cằm:
- Anh là Kim. Anh dạy thay cho thầy, à, thầy gì nhỉ? Đúng rồi! ThầyDương! Dạy môn Giáodục công dân, ừm, môn này khoai đây!
Cả lớp tôi phì cười, cái gì thế này, đây thực sự là giáo viên dạy thay sao. Trông anh có dáng vẻ của một business man hơn! Anh khoát tay:
- Các em cất hết sách vở đi, trong giờ của anh các em không cần bỏ sách vở ra bàn. Chỉ cần nói chuyện thôi, nhưng nếu ai muốn ghi lại điều gì thì cứ tự nhiên. Ai muốn ăn cứ ăn, ai muốn uống nước cứ uống, nếu ai muốn ngủ cũng cứ tựnhiên, anh chỉ cần haiquy tắc: một là khôngnói to, hai là không nhìn đồng hồ, anh rấtsợ khi anh đang nói người khác nhìn đồng hồ! Tiện thể, nếu anh lên lớp muộnthì không cần chạy xuống báo ban giám hiệu!
Những tiếng ồ và vỗ tay lốp đốp vang lên trong lớp đầy thích thú. Anh suỵt một tiếng:
- À quên, không vỗ tay nữa! Cái này thì cho đỡ ồn!
Tôi nhớ rất rõ đó là ngày thứ ba của tháng hai. Nhân vật kỳ lạ đó xuất hiện dưới tư cách giáo viên giáo dục công dân. Kim rõ ràng gây một ấn tượng mạnh ngay từ những cử chỉ như của một chuyên gia tâm lý học. Nhưngđó mới chỉ là phần đầu.
Trò chơi học đường
Đó là những cảm giáccủa tôi trong hai tiết giáo dục công dân mỗi tuần, trùng cảm giác với phần còn lại của lớp. Bạn biết một giáo viên nào lên lớp với không một giáo án trong tay, không mang một thứ gì đó có liên quan đến giảng dạy. Kim đi vàolớp, thường là tay đúttúi quần, quên không tả, anh mặc vest, luônchỉ mặc vest đen, anhđứng sát bàn đầu tiên, ít khi quan tâm đến việc hôm nay phải dạy gì.
- Lòng yêu nước?
Anh nhìn lướt qua quyển sách của Ánh – nó ngồi ở bàn đầu - rồi ra hiệu cho Ánh cất sách vào túi.
- Ờ, đây là một chủ đềhay đấy! Em, em có yêu nước không? Anhluôn thích những câu trả lời thật nhé.
Anh chỉ vào Bảo. Thằng này nheo mắt:
- Theo một nghĩa nào đó thì là có ạ.
- Theo nghĩa nào đó là theo nghĩa nào?
- Em cũng không rõ lắm, nhưng đại khái thì là yêu ạ!
Cách trả lời nhảm nhí của thằng này khiến tôi phì cười.
- Em có yêu đội bóng nào không?
- Dạ có, Barca ạ.
- Dứt khoát nhỉ. Thế khi Barca bị loại ở cúp C1 năm nay em có buồn không?
- Có chứ ạ.
- Thế lúc nghe đến sản lượng khai thác hải sản của nước ta giảm 25% trong năm vừa rồi, em có buồn không?
- Dạ…không ạ.
- Đấy, thế thì cũng chưa yêu nước lắm!
Bảo lúng túng. Anh cười:
- Anh đùa đấy, anh cũng không buồn vì anh không ăn hải sản! Nhưng nếu là sản lượng cà phê giảm thì anh sẽ buồn lắm đấy!
Cười. Anh lại xoa xoa cằm, động tác quen thuộc:
- Có lẽ là ở mỗi một hoàn cảnh đều khác, không thể so sánh cácem với các anh hùng đã xả thân cứu nước trong hai cuộc chiến tranh của chúng ta, vìcác em sinh ra trong thời bình, điều ấy là không chính xác. Anh nghĩ, các em yêu nước theo cách của các em, yêu chỉ đơn giản vì đã được sinh ra ở nơi này. Anh nhớ,cách đây 5 năm, khi anh bắt đầu đi du học….
Và Kim kể về những ngày xa nhà của anh, những lúc đi học về tối khuya, bật BBC VN lên nghe những bản tin về đất nước, thấy lòng vui vẻ lạ thường,những lúc nghe tin cósóng thần nơi này, bão lũ nơi kia, lại thấy lòng ngập tràn lo lắng, anh kể hội sinh viên Việt Nam ở đó giúp đỡ, san sẻ, yêu thương nhau nhưthế nào, yêu nước là yêu những người cùng sinh ra trên quê hương…Không kể khổ, không so sánh, Kim nói với chúng tôivề những gì anh đã trải qua và đúc kết được…Những câu chuyện giản dị, anh ngồi một cách bình thản, chúng tôi chăm chú lắng nghe.. Những cảm xúc dâng lên trong từng đứa như là lần đầu biết thế nào là yêu nước, là tình bạn thực sự, làtình yêu, là lòng dũngcảm…
Những bài giảng của anh luôn như thế. Kim đang dạy, chắc chắn rồi bởi đó cũng là những chủ đề trong sách giáo khoa,nhưng ung dung như là đang trò chuyện. Đấy, tôi lại thiếu khách quan rồi, chỉ đơn giản là anh là một giáo viên đặc biệt. Anh dạy chúng tôi được ba tháng bốn ngày, tôi không nghỉ một buổi nào từ ngày thứ ba của tháng hai. Đó là giá trị của một giáo viên đặc biệt, mà đôi khi tôi cảm thấy gọi anh là giáo viên cũng không hợp lý lắm, bởiKim như là một người anh, cũng như nhiều lần, tôi chắc chắn ba mươi hai đứa còn lại trong lớp cảm thấy tương tự.
Life’s that
Những ngày tháng năm nóng ran. Chỉ muốn chuồn ra quán nào đó có điều hoà ngồi đánh bài hoặc chơi cá ngựa giết thời gian. Nhưng vẫn còn thứ kéo chúng tôiở lại lớp học…
Kim thuộc tên tất cả những đứa lớp tôi một cách nhanh chóng, có lẽ vì anh hay hỏi thăm học sinh, anh khen hoặc chê một vài thứ linh tinh. Như hôm trước Kim nói rất thích đôi giày búp bê màu tím hồng của An, hỏi nó mua ở đâu để anh mua cho em gái anh. Anh thường xuyên thế, đến mức bọn tôi cảm thấy quen, hay chủ động chia sẻ những chỗ hay ho. Có lần anh đến lớp và nói tối ai rảnh thì đi ăn bún ốc thịt bò với anh, anh mới tìm được một quán hay ho ở tít tận Đại La, cuối cùng thì thiếu bốn đứa, còn lại chúng tôi làm loạn cả quán lên, đơn giản kinh khủng nhưng vui vẻ kinh khủng… Những ngày khó quên với một người khó quên. Chẳng ai đểý lúc đấy Kim là người hay đứng trên bục giảng, ờ thì học với ai còn chẳng có kiểm tra, chẳng có điểm số cơ mà. Anh nói tất cả những người có thái độ tốt trên lớp, sống tốt ngoài lớp thì sẽ mườiphẩy hết, chẳng có gì sai bởi giáo dục công dân là môn về đạo đức, vậy thì tại sao lạiphải đánh giá đạo đức qua việc học thuộc lòng?
Đúng không nhỉ?
Tôi cho là đúng.
Một câu cũ, những ngày như thế không nhiều.
Tôi không muốn kể rađoạn cuối của câu chuyện, nhưng lại cũng có trách nhiệm hoàn thành nốt câu chuyện gần như có thật này. Ba tháng bốn ngày từ hôm thứ ba của tháng hai, Kimkhông lên lớp. Đó là một tiết học trống. Chúng tôi ngồi chờ đúng bốn mươi nhămphút và bắt đầu tiết học môn khác, rất nhiều thắc mắc nhưng chúng tôi làm đúng điều anh dặn hôm đầu tiên, không báo ban giám hiệu. Một vài đứa biết số lấy máy ra nhắn tin cho anh nhưng anh không trả lời.
Tiết tiếp theo môn của anh, thầy Thắng hiệu phó lên lớp, chúng tôi xì xào. Có cái gì đó không ổn diễn ra trong lòng tôi.Thầy ra hiệu cho cả lớp không cần đứng lên chào. Thầy đứng ởgiữa lớp, nhìn chúng tôi. Một hồi lâu. Rồi thầy nói, chậm rãi:
- Có một câu chuyện tôi muốn kể cho các em. Các em có thể buồn, nhưng điều nàycần thiết. Trước hết tôi xin lỗi khi giấu tấtcả các em, Kim khôngphải là một giáo viên…Anh là một sinhviên của viện Kiến Trúc Paris, vừa tốt nghiệp năm ngoái, anh cũng từng là mộtsinh viên của trường chúng ta...
Không một tiếng nói nào vang lên từ phía dưới. Thầy Thắng tiếptục:
- Kim bị chứng phồngcơ tim, bất cứ lúc nàocũng có thể ảnh hưởng đến sự sống. Cách đây hơn ba tháng, anh đã đến trường và xin phép được dạy môn giáo dục công dân cho mộtlớp trong trường. Anhnói ra câu chuyện củaanh, và nói rằng chỉ cần được dạy và tiếp xúc với các em là niềm hạnh phúc nhất của anh bây giờ. Trước khi đi, Kim muốn được nói chuyện, được truyền lại những kinh nghiệm sống của anh cho các em, chỉ cần như thế là anh thấy mình không có gì tiếc nuối… Ban giám hiệu đã họp lại và quyết định đồng ý theo mong muốn của Kim…
Vẫn không một âm thanh nào có thể vang lên trong lớp.
- Cách đây ba ngày, Kim bị phồng động mạch chủ dẫn đến tắcmạch máu lên tim, vàanh mất…
Tôi hồi tưởng lại tất cả những cử chỉ ấy, nụ cười ấy. Chính là như thế, đó không phải là một kỹ thuật, đó là những điều đến từ tình yêu, đến từ cuộc sống mà anh mang lại. Chợt nhớ câu anh từng nói: “Nếu cuộc sống là một bản nhạc… thì hãy hát nó lên…”, anhđã khơi lên trong mỗiđứa một niềm yêu đời lặng lẽ, để biết quý trọng những giờ phút sống hơn. Giờ tôi mới hiểu mỗi lời anh nói với chúng tôi,là những bước chân đến một nơi xa của anh…
Tôi khóc, như mọi lần, tôi biết tất cả đang khóc…
“Thầy Kim, ở thiên đường thầy có nhìn thấy những giọt nướcmắt ấy không?”
Con người, nếu nói cho đúng, có nền tảng là hy vọng, anh ta không có tài sản gì khác ngoài hy vọng; thế giới của anh ta rõ ràng là miền đất của hy vọng.
Man is, properly speaking, based upon hope, he has no other possession but hope; this world of his is emphatically the place of hope.
Thomas Carlyle