Câu 1:
Ngất ngưởng là một từ láy tượng hình vốn được dùng chỉ sự vật ở độ cao chênh vênh, bất ổn định. Ở bài thơ này, từ ngất ngưởng được dùng với nghĩa chỉ sự khác thường, vượt lên thói thường, coi thường dư luận. Ngoài nhan đề, từ "ngất ngưởng" được nhắc đi nhắc lại 4 lần ở cuối các khổ thơ trở thành một biểu tượng cho một phong cách sống, thái độ sống vượt thế tục, một lối chơi ngông thách thức xung quanh trên cơ sở nhận thức rõ tài năng và nhân cách cá nhân.
- Từ ngất ngưởng thứ nhất chỉ sự thao lược, tài năng, và phong cách ngạo nghễ khi làm quan của Nguyễn Công Trứ.
- Từ ngất ngưởng thứ hai chỉ sự ngang tàng của tác giả ngay khi làm dân thường.
- Từ ngất ngưởng thứ ba khẳng định cái chơi ngông hơn người của Nguyễn Công Trứ, ông dẫn các cô gái trẻ lên chùa, đi hát ả đào, ... và tự đánh giá cao các việc làm ấy.
- Từ ngất ngưởng cuối cùng cho thấy tác giả hơn người là vì dám coi thường công danh phú quý, coi thường cả dư luận khen chê, thỏa thích vui chơi bất cứ thú gì, không vướng bận đến sự ràng buộc thân phận.
Câu 2:
Nguyễn Công Trứ biết làm quan và mất tự do. Ông coi chốn quan trường là cái lồng giam hãm con người (Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng). Thế nhưng ông vẫn ra làm quan vì ông quan niệm đó là nơi để thể hiện tài năng và nhiệt huyết cho xã hội, cho triều đình, cho đạo vua tôi nên ông có quyền ngất ngưởng nhất trong triều. Tóm lại, ngất ngưởng thực chất là một phong cách sống tôn trọng sự trung thực, tôn trọng cá tính, không chấp nhận sự khắc kỉ phục lễ, uốn mình theo lễ và danh của Nho giáo.
Câu 3:
Trong bài thơ, Nguyễn Công Trứ đã tự kể về mình, tự thuật, đánh giá bản thân. Giọng điệu tự thuật khẳng khái, đầy cá tính đã cho thấy ông sòng phẳng, thẳng thắn và có ý thức về cách sống của mình. Nguyễn Công Trứ tự hào vì đã có một cuộc sống hoạt động tích cực trong xã hội. Ông cũng tự hào vì mình dám sống cho mình, bỏ qua sự gò bó của lễ và danh giáo.
Câu 4:
Thể hát nói phát triển mạnh bắt đầu từ những năm đầu thế kỉ XIX. Nhiều nhà nho, nhà thơ đã gửi gắm tâm sự của mình trong những sáng tác bằng thể hát nói. Nhờ đó, thể loại này phát triển nhanh chóng và chiếm vị trí độc tôn trong một thời gian dài, trở thành một khuynh hướng văn học của thời đại.
So với thể thơ Đường luật gò bó, chật chội, hát nói phóng khoáng và tự do hơn nhiều. Hát nói có quy định về số câu, về cách chia khổ nhưng nhìn chung người viết hoàn toàn có thể phá cách để tạo nên một tác phẩm tự do về số câu, số chữ, cách gieo vần, nhịp điệu… Sự phóng khoáng của thể thơ đặc biệt thích hợp với việc chuyển tải những quan niệm nhân sinh của những nhà nho khao khát khẳng định chính mình, sống theo mình, coi thường những ràng buộc của lễ nghi, của xã hội.
Sự khác biệt về từ ngữ giữa bài Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ và Bài ca phong cảnh Hương Sơn của Chu Mạnh Trinh.
Ngôn ngữ của Bài ca ngất ngưởng vừa phù hợp với nội dung, vừa phù hợp với phong cách của Nguyễn Công Trứ. Nó phóng khoáng, tự do, có chút ngạo nghễ.
Ngôn ngữ của Bài ca phong cảnh Hương Sơn nhẹ nhàng, thấm đẫm ý vị thiền và niềm say mê phong cảnh thiên nhiên đất nước.
Các bài soạn văn lớp 11 hay khác:
Trao cho ai đó tất cả tình yêu không bao giờ đảm bảo được rằng họ sẽ yêu lại bạn! Đừng trông chờ tình yêu được đáp lại, chỉ đợi nó lớn dần trong trái tim đối phương. Nhưng nếu nó không lớn lên, hãy cảm thấy hài lòng rằng nó đã lớn lên trong trái tim bạn.
Giving someone all your love is never an assurance that they'll love you back! Don't expect love in return, just wait for it to grow in their hearts. But if it doesn't, be content it grew in yours.
Khuyết danh