Câu 1: Các mâu thuẫn được thể hiện trong đoạn trích
- Mâu thuẫn thứ nhất: giữa phe nổi loạn và phe Lê Tương Dực. Phe nổi loạn gồm nhiều nhân vật: dân chúng, thợ xây dựng Cửu Trùng Đài; Phe đối lập trong triều đứng đầu là Trịnh Duy Sản. Mâu thuẫn trong hồi V đạt đến đỉnh điểm và được giải quyết trọn vẹn. Trịnh Duy Sản, Ngô Hạch giết chết Lê Tương Dực, Vũ Như Tô, Đan Thiềm và thiêu hủy Cửu Trùng Đài.
- Mâu thuẫn thứ hai: mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời (Cửu Trùng Đài) và lợi ích trực tiếp, thiết thực của nhân dân.
Câu 2: Tâm trạng và diễn biến tính cách của Vũ Như Tô và Đan Thiềm.
- Vũ Như Tô: say sưa trong lí tưởng nghệ thuật đến mức quên cả thực tế đang diễn ra xung quanh: từ lời cầu xin của Đan Thiềm, việc Lê Tương Dực bị giết, quân nổi loạn .... Đến khi Ngô Hạch ra lệnh bắt ông vẫn tin là mình không có tội, vẫn mơ tưởng đến việc làm một "tòa đài hoa lệ" để "tranh tinh xảo với hóa công". Thậm chí, khi kinh thành phát hỏa, ông vẫn chưa tỉnh ngộ, cho đến khi công trình bị đốt,ông mới rú lên chua chát.
--> Nghệ sĩ vỡ mộng trước thực tế đau xót của đất nước, nhân dân mà lau nay đã không nhìn thấy do ông chỉ chạy theo cái lí tưởng của nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời.
- Đan Thiềm: là người yêu cái đẹo, biết quý trong cái tài của người nghệ sĩ nên đã ra sức van nài Vũ Như Tô chạy trốn.
Đan Thiềm là người biết quý trọng nhân tài, nhưng bà chưa thấy được mối quan hệ giữa Vũ Như tô – Người nghệ sĩ và cuộc sống.
Câu 3: Vấn đề giải quyết mâu thuẫn trong đoạn trích
Mâu thuẫn giữa quan điểm nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời và lợi ích của nhân dân trong đoạn trích vẫn chưa được giải quyết dứt khoát. Điều này được thể hiện ở phần cuối của vợ kịch. Quần chúng nổi dậy giết Vũ Như Tô, phá hủy Cửu Trùng Đài. Bản thân Vũ Như Tô bị giết nhưng vẫn chưa nhận ra sai lầm của mình. Vũ Như Tô không đứng về phe Lê Tương Dực nhưng vẫn muốn hoàn thành công trình nghệ thuật. Chính tác giả cũng băn khoăn vì kết cục này.
Việc quần chúng giết Vũ Như Tô có lí đúng: nếu Vũ Như Tô không xây Cửu Trùng Đài thì nhân dân sẽ không rơi vào cảnh lầm than vì bản thân Lê Tương Dực không thể làm được. Tuy nhiên, hành động giết hại Vũ Như Tô và phá hủy Cửu Trùng Đài lại thể hiện tính thái quá. Giá trị nghệ thuật trong công trình và công sức của nhân dân bỏ vào đó thật lớn lao, nếu có thể hoàn thành công trình trong một giai đoạn khác thì sẽ tốt hơn cho nghệ thuât và cho chính người dân.
Câu 4: Đặc sắc nghệ thuật trong đoạn trích
- Mâu thuẫn kịch tập trung dẫn đến cao trào, phát triển thành đỉnh điểm với những hành động kịch dồn dập đầy kịch tính.
- Ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao.
- Xây dựng nhân vật kịch đặc sắc, khắc họa rõ tính cách, miêu tả đúng tâm trạng qua ngôn ngữ và hành động.
- Lớp kịch trong hồi V được chuyển một cách linh hoạt, tự nhiên, logic, liền mạch tạo nên sự hấp dẫn và lôi cuốn người đọc.
Các bài soạn văn lớp 11 hay khác:
Người lính là người cầu nguyện cho hòa bình nhiều hơn bất cứ ai, bởi chính người lính là người phải chịu đựng và mang những vết thương và sẹo chiến tranh nặng nề nhất.
The soldier above all others prays for peace, for it is the soldier who must suffer and bear the deepest wounds and scars of war.
Douglas MacArthur