Trong chương trước mình đã liệt kê các trạng từ và tính từ có hình thức giống nhau, cũng như giới thiệu sơ lược cách sử dụng của các trạng từ này. Chương này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách sử dụng của hai trạng từ long và near trong tiếng Anh.
Như bạn đã biết, dạng so sánh hơn và so sánh nhất của trạng từ long lần lượt là longer và longest. Hai trạng từ longer và longest có thể được sử dụng rộng rãi mà không có hạn chế nào.
It took longer than I expected.
Nhưng trạng từ long được sử dụng chủ yếu trong câu phủ định và nghi vấn.
How long will it take to get there? ~ It won't take long
Trong câu khẳng định, bạn cũng có thể sử dụng too/so + long hoặc long + enough. Hoặc bạn có thể sử dụng cụm trạng từ a long time để thay thế.
I would take too long.
It would take a long time.
Theo qui ước, cụm trạng từ (for) a long time thường được thay thế bởi (for) ages:
I waited for ages.
It took us ages to get there.
Như bạn đã biết, dạng so sánh hơn và so sánh nhất của trạng từ near lần lượt là nearer và nearest. Hai trạng từ nearer và nearest có thể được sử dụng rộng rãi và không có sự hạn chế nào.
Don't come any nearer.
Nhưng trạng từ near thường được sử dụng kèm theo các trạng từ very/quite/so/too hoặc enough:
They live quite near.
Don't come too near.
You're near enough.
Nói chung, giới từ near khi kết hợp với danh từ, đại từ hoặc trạng từ thì hữu ích hơn. Ví dụ:
Don't go near the edge.
The ship sank near here.
Các loạt bài khác:
Trạng từ: Định nghĩa & Phân loại
Cách hình thành trạng từ
Trạng từ & Tính từ giống nhau
Cách sử dụng long & near
So sánh hơn và so sánh nhất
Cách sử dụng Far, farther, further
Cách sử dụng much, more, most
Các dạng so sánh của trạng từ
Vị trí trạng từ chỉ cách thức
Vị trí trạng từ chỉ nơi chốn
Vị trí trạng từ chỉ thời gian
Vị trí trạng từ chỉ tần suất
Thứ tự của trạng từ
Vị trí trạng từ bổ nghĩa câu
Vị trí trạng từ chỉ mức độ
Cách sử dụng Fairly và rather
Cách sử dụng quite
Cách sử dụng Hardly, Scarcely, Barely
Phép đảo ngược động từ
Tự do phục tùng luật lệ mà một người tự thiết lập cho chính mình.
Liberty is obedience to the law which one has laid down for oneself.
Jean Jacques Rousseau