Phân tích nhân vật là một dạng đề phổ biến và được hỏi nhiều trong đề thi môn Ngữ Văn hiện nay. Mặc dù là một dạng đề không mới, nhưng nó vẫn gây khó khăn nhất định cho nhiều sĩ tử.
1. Xác định cách làm
Nếu đề bài có yêu cầu” Anh/ chị hãy phân tích nhân vật A…” thì có nghĩa đề đang muốn người làm đề cập tới những phẩm chất, tính cách của nhân vật đó. Thông thường, một nhân vật sẽ có nhiều tính cách khác nhau, tuy nhiên chúng ta nên đề cập những tính cách bao trùm nhất và khái quát thành các luận điểm trong bài văn nghị luận.
Ví dụ đề bài yêu cầu:
“ Anh/ chị hãy phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân” thì chúng ta phải tìm những tính cách nổi bật nhất của nhân vật này:
– Một người nông dân nghèo nhưng có tấm lòng yêu làng, yêu nước sâu sắc
– Một người có nhận thức rõ ràng về lợi ích của dân tộc: yêu làng nhưng nếu làng theo Tây thì phải bỏ làng “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù” Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
2. Xây dựng luận điểm
Đối với một bài văn phân tích nhân vật, các luận điểm đưa ra phải rõ ràng. Sau khi xác định cách làm của một bài phân tích nhân vật, người làm phải gắn nhân vật với bối cảnh mà nhà văn xây dựng trong tác phẩm đó và xem xét xem nhân vật đó được đặt trong tình huống nào để chia ra phân tích.
Ví dụ: Sau khi xác định những tính cách nổi bật của nhân vật ông Hai( như ở trên) các bạn sẽ xây dựng luận điểm. Luận điểm thường là một câu bao quát nhất nhưng có thể chứng minh cho người đọc thấy rõ.
Không ai có quyền hưởng thụ hạnh phúc mà không tạo ra nó.
No one has a right to consume happiness without producing it.
Helen Keller