Thiên nhiên không chỉ là nguồn cảm hứng mà còn ẩn chứa nỗi lóng của Nguyễn Trãi. Hãy phân tích hai bài thơ “Bến đò xuân đầu trại” và Cuối xuân tức sự trong “ức Trai thi tập ” để làm sáng tỏ nhận xét trên.
Gợi ý
Thơ xuân của Nguyễn Trãi đẹp lắm. Người anh hùng – nhà thi sĩ với thanh gươm và bầu rượu túi thơ như chan hòa với mùa xuân và cỏ cây hoa lá. Bao vần thơ chứa chan xuân sắc xuân tình.
“Cỏ xanh như khối bến xuân tươi”
Nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ so sánh tả sắc cỏ một cách cụ thể sống động, ca ngợi vẻ đẹp và sức sống mãnh liệt của thiên nhiên.
Thơ cổ có nhiều câu đẹp tả sắc cỏ mùa xuân. “Cỏ non xanh tận chân trời…” (Truyện Kiều), “Cỏ biếc um, dâu mướt màu xanh” (Chinh phụ ngâm).
“Lại có mưa xuân nước vỗ trời”
Cuối xuân, mưa nhiều, nước sông lên to, gió thổi “sóng vỗ trời” (thúy phách thiên); một nét vẽ thâm xưng đặc tả con sóng trên dòng sông xuân dưới màn mưa. Con sóng “nước vỗ trời” biểu tượng cho sức xuân. Mưa xuân là nét đặc trưng của mùa xuân quê ta. bao trùm vạn vật, điều đó ai cũng cảm nhận được. Nhưng thấy “nước vỗ trời” trên dòng sông xuân, sự vận động của mùa xuân, bước đi của mùa xuân thì chi riêng ức Trai mới cảm xúc được và có một lối nói rất thơ.
“Con đò gối bãi suốt ngày ngơi”.
Con thuyền, con đò là hình ảnh được nói đến nhiều trong thơ Nguyễn Trãi. Con đò dưới vầng trăng. Con đò kề bãi tuyết. Con đò trong mưa… Hình ảnh ấy lúc nào cũng làm cho người đọc liên tưởng đến tâm tình nhà thơ trong những tháng ngày dài đi ớ ẩn: nhàn tản, thư thái, ung dung, thoáng một nỗi buồn cô đơn, lạnh lẽo. .
Ai nói nhiều nghe ít, người ấy đáng giá bằng một con lừa ở ngoài chợ.
Ngạn ngữ Tây Ban Nha