Dưới đây là bài phân tích bài thơ Bến đò xuân đầu trại của ức Trai
Nguyễn Trãi (1380-1442) nhà thơ lớn của Đại Việt trong thế kỉ 15. Ngoài những áng văn, áng thơ có sức mạnh như mười vạn quân, ức Trai – Nguyễn Trãi còn để lại hai tập thơ – hai viên ngọc quý lấp lánh trong nền thơ ca cổ điển Việt Nam: “Quốc âm thi tập” bằng chữ Nôm và “ức Trai thi tập” bằng chữ Hán.
Thơ Nguyễn Trãi đã dành cho thiên nhiên một địa vị cao sang. Màu xanh của cỏ, tiếng rì rầm của suối, bóng thông ven núi, tiếng cuốc gọi hè, vầng trăng soi vào chén rượu, cây chuối, cành mai, hoa sen trong đầm, hoa lựu thắp đỏ ngoài hiên… đã đi vào thơ ức Trai như một mảnh tâm hồn. Đặc biệt ức Trai có nhiều bài thơ xuân tuyệt tác. Bến đò xuân đầu trại là một bài thơ xuân đẹp như một đóa hoa rực rỡ ngát hương trong “ức Trai thi tập ” :
Cỏ xuân như khói bến xuân tươi
Lại có mưa xuân nước vỗ trời
Quạnh quẽ đường đồng thưa vắng khách
Con đò ghếch bãi suốt ngày chơi
(Bài thơ dịch)
Bài thơ tả cảnh một ngày mưa xuân trên bến đò đầu trại. Cảnh vât như mờ đi. chìm đi trong một không gian bao la tĩnh.lặng, ức Trai đã viết bài thơ này trong những năm tháng sống ờ Côn Sơn.
Cỏ xuân như khói bến xuân tươi
Sắc cỏ, thảm cỏ trong thơ Nguyễn Trãi làm ta liên tưởng đến màu cỏ xanh trong thơ Nguyễn Du sau này:
“Có non xanh tận chân trời… ”
(Truyện Kiều)
Có lẽ sự bình đẳng là quyền của con người, nhưng không thế lực nào trên trái đất này từng có thể biến nó thành sự thật.
Equality may perhaps be a right, but no power on earth can ever turn it into a fact.
Balzac