Đề bài: Phân tích bài Cửa biển Bạch Đằng của Nguyễn Trãi qua bản dịch thơ của Nguyên Đình Hồ.
Biển rung, gió bấc thổi băng băng,
Nhẹ cất buồm thơ lướt Bạch Ðằng.
Kình ngạc băm vằm non mấy khúc,
Giáo gươm chìm gãy bãi bao tầng.
Quan hà hiểm yếu trời kia đặt,
Hào kiệt công danh đất ấy từng.
Việc cũ quay đầu, ôi đã vắng,
Tới dòng ngắm cảnh dạ bâng khuâng.
Nguyễn Đình Hồ dịch
Gợi ý
“Sông Đằng một dải dài ghê,
Sóng hồng cuồn cuộn tuôn về bể Đông.
Những người bất nghĩa tiêu vong,
Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh!”
(Bạch Đằng Giang phú – Trương Hán Siêu)
Bài thơ “Bạch Đẳng hải khẩu” rút trong tập thơ ‘“ức Trai thi tập” hiện có 105 bài thơ chữ Hán. Trong “Nguyễn Trãi toàn tập”, học giả Đào Duy Anh xếp bài thơ này vào số 45/105 bài.
Bạch Đằng là dòng sông lịch sử oai hùng. Năm 938 Ngô Quyền chém đầu tướng Hoàng Thao tiêu diệt quân Nam Hán xâm lược. Năm 981 Lê Hoàn đánh bại giặc Tống. Năm 1288 Trần Quốc Tuấn đại phá giặc Nguyên – Mông bắt sống Ồ Mã Nhi. Nhiều nhà thơ đã viết về sông Bach Đằng.
Bài thơ Cửa biển Bạch Đằng ca ngợi sông Bạch Đằng hùng vĩ, mồ chôn quân xâm lược. Nhìn dòng sông, Nguyên Trãi tự hào về cửa ải hiểm trở, về anh hùng hào kiệt, lòng man mác bâng khuâng.
Bao trùm bài thơ là cảm hứng lịch sử, là niềm tự hào dân tộc. Bài thơ chữ Hán viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Ngôn ngữ cổ kính trang trọng, hàm súc.
Đừng thương tiếc hôm qua, đừng đợi ngày mai, đừng lảng tránh hôm nay.
Ngạn ngữ Pháp