Duck hunt

Bình luận ý kiến sau đây: “Tinh thần khoa học phải đi đôi với dũng khí”.




Dưới đây là bài viết bình luận ý kiến:“ Tinh thần khoa học phải đi đôi với dũng khí”.


Yêu cầu:



  • Kiểu bài: Bình luận xã hội.

  •  Vấn đề phải bình luận: Tinh thần khoa học và dũng khí; hai yếu tố đó phải đi đôi với nhau.

  • Tư liệu minh họa: một số kiến thức về cuộc đời các nhà khoa học lừng danh.









Dàn ý


Mở bài.



  • Lĩnh vực khoa học vô cùng kì diệu, gắn liền với văn minh nhân loại, với sự phát triển xã hội.

  • Đường đời đã khó khăn, con đường khoa học đầy gian nan thử thách. Muốn trờ thành nhà khoa học chân chính cần có nhiều phẩm chất, trong đó có tinh thần khoa học và dũng khí.

  • Nêu luận đề: Tinh thần khoa học phải đi đôi với dũng khí”.


Thân bài.



  1. Giải thích.



  • Tinh thần khoa học ? – Là óc nghiên cứu, sự tìm tòi sáng tạo. phát minh. Đề cao chân lí, coi trọng thực tiễn, đúc rút lí luận… tìm ra sáng kiến, phát minh để phục vụ con người, phục vụ nhân dân và đất nước. Không hướng tới danh lợi tầm thường mà nêu cao tính trung thực, khiêm tốn, say mê…

  • Dũng khí ? – Lòng dũng cảm sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách, tiến công vào khoa học.

  • Tinh thần khoa học phải đi đôi với dũng khí. Hai nhân tố này bổ sung lẫn nhau, thúc đẩy phát triển tài năng. Thiếu một trong hai nhân tố này thì không thể trở thành nhà khoa học chân chính.


2. Chứng minh.



  • Giới thiệu một vài tên tuổi lừng danh thế giới.

  • Nêu tên một vài nhà khoa học Việt Nam.


3.Bình luận.



  • Dân ta cần cù, hiếu học, giàu lòng yêu nước.

  • Khó khăn của ta hiện nay: thiếu cơ sở vật chất hiện đại,…

  • Tinh thần khoa học, dũng khí là điều kiện cần có nhưng chưa đủ. Phải có tài nàng, có thực tài. Phải được đào tạo chuyên sâu.

  • Hiện tượng tiến sĩ “rởm”, giáo sư “rởm” !


Kết bài:



  • Khẳng định lại vai trò của khoa học đối với con người, đối với đất nước.

  • Nhiệm vụ của tuổi trẻ Việt Nam.


Khoa học là một Lĩnh vực vô cùng kì diệu của con người từ xưa đến nay. Khoa học gán liền với sự phát triển của xã hội loài người trên những chặng đường văn minh. Đường đời vốn nhiều khó khăn, trắc trở và nguy hiểm. Con đường khoa học cũng vậy, đầy chông gai thử thách. Muốn trở thành một nhà khoa học chân chính có nhiều công trình khoa học, nhiều cống hiến thì cần phải có nhiều phẩm chất, nhiều điều kiện vì  một trong những phẩm chất, điều kiện ấy là tinh thần khoa học và dũng khí. Đúng như có ý kiến đã cho rằng: “Tinh thần khoa học phải đi đôi với dũng khí’’.


Người làm công tác khoa học nhân văn hay công tác khoa học tự nhiên, trước hết phải có tinh thần khoa học. Thế nào là tinh thần khoa học? Tinh thần khoa học là óc nghiên cứu, là tinh thần tìm tòi sáng tạo, phát minh. Tinh thần khoa học đề cao chân lí, coi trọng thực tiễn, đúc rút lí luận, đi từ những cái cụ thể nhất đến những vấn đề trừu tượng để tìm ra những sáng kiến, những phát minh khoa học, đem lại lợi ích cho con người, thúc đẩy tiến bộ xã hội và nền văn minh nhân loại. Tinh thần khoa học không hướng tới danh lợi tầm thường. Cán bộ khoa học chân chính đem trí tuệ, khoa học phục vụ lợi ích của dân tộc, của đất nước và nhân loại làm lí tưởng. Tất cả vì hạnh phúc con người. Tinh thần khoa học ấy là thái độ trung thực, tinh thần khiêm tốn, là sự say mê nghiên cứu, tìm tòi, phát minh. Nói rằng nhà bác học cũng phải học là vậy.



, ,

Cho chúng tôi biết ý kiến của bạn?
Khi rơi vào tình yêu mỗi người đều là một chiến binh dũng cảm.
Ovid
Quan Tâm ?
Ngẫu Nhiên