ĐỊA LÍ 8 BÀI 18: GIẢI BÀI TẬP THỰC HÀNH MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ CAMPUCHIA VÀ LÀO
CAMPUCHIA
Campuchia có lãnh thố gồm phần đất liền và các đảo trong vịnh Thái Lan. Địa hình chủ yếu là đồng bằng, chiếm 3/4 diện tích với đồng bằng Trung tâm khá bằng phẳng, ở giữa là Biển Hồ, thực chất là khúc uốn của sông Tônglê Sáp. Biển Hồ có chiều dài liokm, nơi rộng nhất là 35km, hẹp nhất là 9km. Dãy núi Đậu Khấu (núi Cacđamôn, núi Con Voi) ở Tây Nam cao trung bình dưới 1000m kéo xuống tận biên giới Việt Nam; dãy Đăngrếch có hướng đông - tây tạo thành biên giới tự nhiên giữa Campuchia và Thái Lan. Phía Bắc, đông bắc (cao nguyên Bô Keo) và đông nam (cao nguyên Chơ Lông) của Campuchia là vùng cao nguyên phù sa cổ hoặc đất đỏ badan.
Campuchia có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mạng lưới sông ngòi tương đối dày đặc với hai hệ thống sông lớn là Mê Công và Tônglê Sáp - Biển Hồ.
Rừng còn bao phủ nhiều nơi ở Campuchia gồm rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn và rừng thưa xa van.
Đất đang canh tác của Campuchia chỉ chiếm 17% diện tích đất tự nhiên, cây trồng chính là lúa gạo, ngô, cao su, thốt nốt (cây lấy đường thay mía), hồ tiêu, bông. Campuchia phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và nghề cá. Năm 2000 sản xuất 3,7 triệu tấn lúa; 40 nghìn tấn cao su. Các ngành công nghiệp chủ yếu là chế biến cao su, gỗ, đường, xay xát lúa, ngô và gần đây phát triển lại nghề tiểu thủ công nghiệp cổ truyền. Giao thông vận tải chủ yếu phát triển đường sông và đường biến.
Campuchia còn nổi tiếng với khu di tích đền Ăngco, được xây dựng từ thế kỉ XII. Khu đền gồm hai đền là Ảngco Vát và Ảngco Thom nằm gần nhau. Trong mỗi đền có 5 ngọn tháp, toàn bộ xây dựng băng đá, tường và hành lang các đền chạm khắc có cảnh trích từ truyền thuyết Ân Độ giáo và các sự tích lịch sử. Đây là khu vực có tiềm năng du lịch to lớn của Campuchia.
LÀO
Ái tình là một căn bệnh gồm ba giai đoạn: khao khát, chiếm đoạt, chán chường.
Khuyết danh