ĐỀ BÀI: Qua hai nhân vật Mị và A Phủ, hãy nêu giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.
BÀI LÀM
Vợ chồng A Phủ là một trong ba truyện tập Truyện Tây Bắc (in năm 1954) của nhà văn Tô Hoài.
Vợ chồng A Phủ kể về cuộc đời đôi vợ chồng trẻ người Mèo là Mị và A Phủ. Mị bị bắt về làm con dâu trừ nợ cho nhà thống lý. A Phủ vì dám đánh A Sử, con trai thống lý nên phải làm đầy tớ để trừ tiền phạt vạ. Cùng cảnh ngộ đau khổ, Mị đã cứu A Phủ. Hai người trốn khỏi nhà Pá Tra, tìm đến tận Phiềng Sa, thành vợ, thành chồng, cùng nhau xây dựng cuộc đời mới. Được cán bộ cách mạng giác ngộ, Mị cùng A Phủ trở thành du kích bảo vệ khu giải phóng.
Đây là tác phẩm có giá trị hiện thực và nhân đạo đáng kể. Thông qua số phận Mị và A Phủ, nhà văn đã dựng lại quãng đời đau khổ, tối tăm của người dân miên núi trước cách mạng và phản ánh quá trình đến với cách mạng của họ.
Dưới thời thực dân phong kiến, bọn lang đạo chúa đất ở vùng cao mặc sức làm mưa làm gió. Chúng nắm trong tay quyền lực của hành chính, tập tục và thần linh. Chúng có quyền sinh, quyền sát. Bởi thế tính mạng người dân bị coi như cỏ rác. Điển hình cho tầng lớp thống trị miền núi được miêu tả trong truyện là cha con thống lý Pá Tra với tính cách bạo ngược và lối sống phè phỡn trên mồ hôi nước mắt người nghèo.
Cũng như bao tên chúa đất khác, thống lý Pá Tra có đủ mọi thủ đoạn hiểm độc trong việc áp bức, bóc lột dân chúng, đẩy họ vào cảnh bần cùng để rồi mặc nhiên trở thành nô lệ của hắn. Mị và A Phù là nạn nhân trong bao nạn nhân khác của cha con hắn.
Mị vốn là một cô gái mang đầy đủ phẩm chất tồì đẹp cùa phụ nữ vùng cao. Đẹp người, đẹp nết, Mị được nhiều trai bản yêu mến. Cuộc sống, tuổi thanh xuân, hứa hẹn với cô bao điều tốt lành. Nhưng chỉ vì món nợ của cha mẹ cô vay thống lý từ ngày cưới cho đến lúc mẹ cô chết vẫn chưa trả được nên Mị phải đem thân làm con dâu trừ nợ cho nhà thống lý. Là người nhưng cô bị coi như một thứ đồ vật vô tri, vô giác để tính ra tiền trừ vào số nợ.
Những ngày Mị sống với cha con tên thống lý là chuỗi dài đau thương, vất vả. Danh nghĩa là dâu nhà quan nhưng thực chất cô là đầy tớ không công, bị coi rẻ hơn cả con trâu, con ngựa. Suốt ngày nai lưng ra làm quần quật, đêm đến cô lại phải thức hầu hạ thằng chồng tàn ác.
Đau khổ, cực nhọc đã cướp mất tuổi xuân của Mị, biến cô thành kẻ nhẫn nhục, cam chịu. Cô gái mèo xinh đẹp, hồn nhiên, đa tình đa cảm thuở nào đã chết. Chỉ còn lại người đàn bà “lúc nào cũng vậy… cũng cúi mặt buồn rười rượi… ”, “ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa..”. Mị âm thầm “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửu”.
Tình yêu giống như một dây leo, nó sẽ khô héo và chết đi nếu không có cái gì để quấn quýt.
Ngạn ngữ Ấn Độ