pacman, rainbows, and roller s

Hãy phân tích truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân để làm nổi bật giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của truyện ngắn này.




ĐỀ BÀI: Anh (chị) hãy phân tích truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân để làm nổi bật giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của truyện ngắn này.


Array
Vợ nhặt – Kim Lân

BÀI LÀM









Vợ nhặt kể chuyện một người nghèo “nhặt” được vợ trong năm đói. Tác phẩm được xây dựng theo diễn biến tâm lí của ba nhân vật chính xoay quanh cái tình huống khác thường đã gắn kết thân phận họ với nhau.



  1. Giá tri hiên thực:


Qua truyện Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân đã phản ánh tình cảnh khốn cùng của nhân dân ta trong nạn đói khủng khiếp nãm 1945 và xu hướng theo cách mạng của họ.


a) Hình ảnh xóm ngụ cư tIrong nạn đói, một cuộc sống mấp mé bờ vực cái chết “Người đói như những bóng ma nằm ngổn ngang khắp lều chợ”, “người chết như ngả rạ, thây nằm cong queo bên đường, tiếng quạ, tiếng hờ khóc, mùi xác chết… ”


b) Trong tình cảnh đó, việc Tràng dắt người đàn bà đói về làm vợ khiên cả xóm làng và bà mẹ của anh ngạc nhiên, không dám tin mà cả chính anh cũng thầm lo âu “vỉ anh chí là người đẩy xe nghèo khó, nhà rũ rách nát”, “đến cái thân mình cũng chẳng biết có nuôi nổi không”, người đàn bà Vợ nhặt của Tràng, rách rưới, đói sắp chết sau khi được cho ăn bốn bát bánh đúc, theo về làm vợ một người đàn ông xa lạ như anh, trước hết chỉ để khỏi đói. Nhưng xem ra cái đói không thể trách khỏi: bữa đầu tiên của chị ở nhà chồng thật thảm hại, chẳng đủ cháo loãng để húp mà phải ăn cháo cám.


c) Qua câu chuyện của ba mẹ con trong bữa ăn, bức tranh nông thôn miền Bắc ngày đói dần đã được mở rộng: “xóm ta khối nhà còn chẳng có cám mà ăn”, “đàng thì nó bắt trồng đay. đàng thì nó bắt đóng thuế. Giời đất này chưa chắc đã sống qua nổi”. Nhưng cũng có lên trên miệt Thái Nguyên, Bắc Giang người ta “không chịu đóng thuế nữa”, “còn phá kho thóc của Nhật chia cho người nghèo”. Truyện kết thúc bằng hình ảnh lá cờ đỏ và đoàn người phá kho thóc ngày càng rõ rệt, đầy sức vẫy gọi trong tâm trí Tràng.


Tóm lại, bằng những chi tiết về một ngày đời thường trong gia đình Tràng sau khi anh nhặt được vợ, Kim Lân đã phản ánh khái quát mà sinh động, đầy ám ảnh của đất nước năm đói lịch sử 1945, tố cáo tội ác kẻ thù thật mạnh mẽ mà không cần đao to búa lớn. Vợ nhặt được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám, lại được tác giả sửa chữa, cho in sau ngày hòa bình lập lại. Kim Lân có điều kiện thể hiện được xu thế tất yếu của quần chúng lao khổ và hướng về ngọn cờ cách mạng, chỉ có cách mạng mới cứu họ thoát khỏi đói nghèo, chết chóc.



  1. Giá trị nhân đạo:


Trong truyện Vợ nhặt, Kim Lân đã khám phá và thể hiện phẩm chất tốt đẹp của người lao động: trong bất cứ hoàn cảnh khốn khó nào họ vẫn yêu thương, cưu mang lẫn nhau và khát khao hi vọng ở tương lai hạnh phúc.


a) Chuyện “nhặt” vợ, với Tràng, đầu tiên chỉ là đùa cợt, sau “chặc lưỡi”, liều, nhưng rồi nhanh chóng nảy sinh tình nghĩa, một tình cảm “mới m”, dịu dàng, gắn bó anh với người đàn bà ấy đem lại hạnh phúc, thăng hoa tâm hồn Tràng. “Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người” thấy “thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn”, “thấy có bổn phận lo cho vợ con sau này”. Từ người đàn ông thô tháp đầu tác phẩm, Tràng như thành một người khác hẳn, với tình yêu và trách nhiệm.



, , , , , , , , ,

Cho chúng tôi biết ý kiến của bạn?
Nếu không có ai bên cạnh, hãy thử một mình nghe nhạc, đọc sách, chơi game, xem phim, viết blog, viết nhật ký... Hãy tập quen dần với bản thân.
Khuyết danh
Quan Tâm ?
Ngẫu Nhiên