XtGem Forum catalog

Bài 26. Cơ cấu ngành công nghiệp

HocTap321 hướng dẫn giải bài tập Bài 26. Cơ cấu ngành công nghiệp lớp 12 môn địa lý

2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP


BÀI 26

CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP


I. Cơ cấu công nghiệp theo ngành

* Khái niệm: Là tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành (nhóm ngành) trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp.

1. Cơ cấu ngành công nghiệp

- Tương đối đa dạng: chia thành 3 nhóm với 29 ngành công nghiệp.

         + Nhóm công nghiệp khai thác (4 ngành)

         + Nhóm công nghiệp chế biến (23 ngành)

         + Nhóm công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước (2 ngành).




2. Ngành công nghiệp trọng điểm

a. Khái niệm:
là ngành có thế mạnh phát triển lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao và có tác động tích cực đến nhiều ngành kinh tế khác.

b. Các ngành:

        
- Công nghiệp Năng lượng: Than, dầu, khí, năng lượng Mặt Trời, gió….

         - Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm: Nguồn nông sản hết sức phong phú.

         - Công nghiệp dệt may: Lao động đông, rẻ, thị trường lớn và xuất khẩu.

         - Công nghiệp Hóa chất - phân bón - cao su: Nguyên liệu, lao động, thị trường…

         - Công nghiệp vật liệu xây dựng: Nguyên liệu dồi dào, nhu cầu rất lớn…

         - Công nghiệp cơ khí - điện tử: Lao động, thị trường tiêu thụ…




3. Hướng hoàn thiện cơ cấu ngành

- Xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt.

- Đẩy mạnh các ngành công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản… nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.

-  Đầu tư theo chiều sâu… hạ giá thành sản phẩm.




II. Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ

1. Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp

* Khái niệm :
Sự phân hóa lãnh thổ CN là sự thể hiện ở mức độ tập trung công nghiệp trên một vùng lãnh thổ.

- Ở Bắc bộ, đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước. Từ Hà Nội tỏa đi các hướng …

- Ở Nam bộ hình thành một dải công nghiệp: Tp. HCM là trung tâm công nghiệp lớn nhất nước …

- Dọc duyên hải miền Trung: có Đà Nẵng, Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang…

- Ở những khu vực còn lại, nhất là vùng núi, công nghiệp phân bố phân tán.


2. Nguyên nhân

Do tác động của nhiều nhân tố:

- Tài nguyên thiên nhiên.

- Nguồn lao động có tay nghề.

- Thị trường.

- Kết cấu hạ tầng.

- Vị trí địa lý.


3. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo vùng lãnh thổ

- Đông Nam bộ dẫn đầu cả nước về tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp, tiếp đến là đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long.


III. Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế

Công cuộc đổi mới làm cho cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế có những thay đổi sâu sắc:

- Số thành phần kinh tế được mở rộng.

- Giảm tỉ trọng của khu vực Nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.



, , , , , , , , ,

Cho chúng tôi biết ý kiến của bạn?
Nếu bạn muốn trái tim người khác thuộc về mình, thì bạn phải mang trái tim mình ra trao đổi.
Khuyết danh
Quan Tâm ?
Ngẫu Nhiên