Insane

Lịch Sử 10-Bài 9: VƯƠNG QUỐC CAM PU CHIA VÀ VƯƠNG QUỐC LÀO .



Sử 10-Bài 9: VƯƠNG QUỐC CAM PU CHIA VÀ VƯƠNG QUỐC LÀO .



Lịch Sử 10-Bài 9: VƯƠNG QUỐC CAM PU CHIA VÀ VƯƠNG QUỐC LÀO .



Lược đồ vương quốc Cam pu chia thế kỷ XII



1. Vương quốc Cam pu chia .



-Là một trong những nước có lịch sử lâu đời và phát triển nhất ở Đông nam Á .



-Tộc người Khơ me (thuộc nhóm Môn c ),sống ở phía bắc Cam- pu -chia , giỏi săn bắn , đào ao, đắp hồ trữ nước, biết khắc chữ Phạn ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ.



-VI đến VIII lập nước Chân Lạp.



Thế kỷ IX đến XV là thời kỳ phát triển của vương quốc Cam -pu -chia ( Ăng -co huy hoàng ):



+ Nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp , thủ công nghiệp phát triển .



+ Mở rộng lãnh thổ về phía đông : tiến đánh Cham pa , trung và hạ lưu sông Mê nam ( Thái Lan ), trung lưu sông Mê Công (Lào), tiến đến bắc bán đảo Mã Lai



+ Kinh đô Ăng co với đền tháp đồ ộ như Angcovát, AngcoThom .



- Cuối thế kỷ XIII suy yếu , sau 5 lần bị người Thái xâm , năm 1432 người Khơ me bỏ kinh đô Ang co , lui về phía cư trú nam Biển Hồ ( Ph nôm Pênh ) .



-Năm 1863 bị Pháp xâm lược .



* Văn hóa : rất độc đáo :



+ Có chữ viết riêng từ chữ Phạn .



+ Văn học dân gian và văn học viết phản ảnh tình cảm của con người đối với thiên nhiên , con người .



+ Kiến trúc Hin đu giáo và kiến trúc Phật giáo :quần thể Ang co Vát và Ang co Thom .



Lịch Sử 10-Bài 9: VƯƠNG QUỐC CAM PU CHIA VÀ VƯƠNG QUỐC LÀO .



Chữ Khơ me



Lịch Sử 10-Bài 9: VƯƠNG QUỐC CAM PU CHIA VÀ VƯƠNG QUỐC LÀO .



Đền Ang -co –vát





Lịch Sử 10-Bài 9: VƯƠNG QUỐC CAM PU CHIA VÀ VƯƠNG QUỐC LÀO .



Người Lào Thơng



Lịch Sử 10-Bài 9: VƯƠNG QUỐC CAM PU CHIA VÀ VƯƠNG QUỐC LÀO .



Người Lào Lùm





4. Vương quốc Lào .



-Người Lào Thơng tạo ra chum đá (cánh đồng Chum ở Xiêng Khoảng) .



-Thế kỷ XIII người Thái di cư đến gọi là người Lào Lùm



-Năm 1353 Pha Ngừm lập nước Lan Xang - Triệu Voi



Vua -Lan Xang (XV – XVII) : chia đất nước thành các mường ; xây dựng quân đội ; quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng .Cương quyết chống xâm lược Miến Điện .



-Thế kỷ XVIII Lang Xang suy yếu bị Xiêm chiếm (khởi nghĩa của Chậu A Nụ chống Xiêm năm 1827).



-Thế kỷ XIX là thuộc địa của Pháp .



-Người Lào thích ca hát



-Thế kỷ XIII, đạo phật truyền vào theo một dòng mới .



- Kiến trúc có Thát Luổng .



Lịch Sử 10-Bài 9: VƯƠNG QUỐC CAM PU CHIA VÀ VƯƠNG QUỐC LÀO .



Cánh đồng Chum



Lịch Sử 10-Bài 9: VƯƠNG QUỐC CAM PU CHIA VÀ VƯƠNG QUỐC LÀO .



Thát Luổng



Đoàn thị Hồng Điệp sưu tầm và biên tập



Tham khảo :



VÀI NÉT VỀ CÁC DÂN TỘC Ở LÀO .



Quốc gia Lào - Lạn - xạng độc lập thống nhất ra đời năm 1353 nhưng trước đó hàng ngàn năm, trên lãnh thổ Lào đã có ngươì cổ sơ sinh sống. Ngay từ đầu công nguyên, nhiều nhóm người thuộc hệ Môn-Khơ me và Thay-lao đã sống xen kẽ bên nhau. Trong quá trình tồn tại và phát triển, đã hình thành một xã hội hỗn hợp giữa các dân tộc thuộc hệ Môn-Khơ me – Thay-lao với trung tâm là những mường cổ đại như Tạ boong, Xai-phoong, mường Xẻn, mường Phuôn. Mỗi mường cổ đại là một tiểu vương, có tổ chức hành chính chặt chẽ, do một lãnh chúa đứng đầu gọi là “chạu mường” (chủ mường). Cơ sở kinh tế chủ yếu của các mường cổ đại là nông nghiệp lúa nước và nương rẫy.



Theo truyền thuyết Lào, do có trình độ sản xuất cao hơn nên mường Xoa - một mường nằm trên cửa sông Nặm-khàn của người Thay-lao đã giữ vai trò trung tâm trong việc tập họp các mường Lào cổ đại thành một quốc gia thống nhất và sau đó, mường Xoa trở thành thủ đô của nước Lào lạn-xạng. Mãi đến năm 1536, mới dời đô về mường Viêng-chăn.



Người Lào có các nhóm Lào lùm, Lào Thơng và Lào xủng.



Nhóm Lào Lùm bao gồm các dân tộc thuộc ngữ hệ Lào - Thay như Lào, Thay, Phuôn, Lự, Phu - thay, Duôn (dân tộc Lào đông nhất). Họ sinh sống ở các vùng thấp. Các tộc thuộc Lào lùm có nền văn hoá chung phong phú, đa dạng và phát triển. Người Lào lùm đều dùng chữ phổ thông, cùng nói chung một thứ tiếng nhưng chỉ khác ít nhiều về thổ âm. Hầu hết họ đều theo đạo Phật phái tiểu thừa (gọi là Hỉn-nạ-nhan). Cùng với đạo Phật, người Lào lùm vẫn duy trì các hình thức tín ngưỡng cổ xưa, điển hình là thờ thần linh, thờ phỉ (ma).



Nhóm Lào Thơng bao gồm hơn 20 dân tộc thuộc ngữ hệ Môn-Khơme như Khơ-mú, Khơ- bít, Phoọng, Puộc, Kạ-tang, Pa-kô, Tà-ôi, Lạ-vên, Lạ-ve, Xẹc, Nha-hớn, Kạ-tu, A-lắc...(dân tộc Khơ-mú đông nhất). Họ sinh sống rải rác ở các địa bàn từ Bắc vào Nam, tại các miền rừng, triền núi, cao nguyên, dọc theo các con sông, con suối nhỏ. Người Lào thơng không có chữ viết riêng. Sau năm 1945, họ mới được học chữ Lào. Một số tộc sống gần người Lào lùm thì theo đạo Phật còn phần lớn đều thờ đa thần.



Nhóm Lào Xủng bao gồm các dân tộc thuộc ngữ hệ Mẹo - Dạo và Tạng- Miến như Hơ- mông, Dao, Lô-lô, Hà-nhì...(dân tộc Hơ-mông đông nhất). Họ sinh sống trên những rẻo cao, đỉnh núi cao từ 1000m trở lên, ở Bắc Lào, thuộc các tỉnh Xiêng-khoảng, Luông-pha-băng, Sầm-nưa và Bắc Viêng-chăn. Trước kia, người Lào xủng không có chữ viết riêng. Sau năm 1960, họ mới được học chữ Lào. Người Lào xủng phần lớn đều thờ đa thần, cúng tổ tiên, một số vùng còn thờ phật tổ nhưng chỉ ở mức kiêng kị, không ăn và không giết mổ.



Nhìn chung, Lào là quốc gia có nhiều nhóm dân tộc, mỗi nhóm có sắc thái văn hoá riêng, trình độ sản xuất còn chênh lệch nhưng trong quá trình lịch sử, họ đã cùng kề vai sát cánh bên nhau, bền bỉ đấu tranh cho một quốc gia Lào độc lập, thống nhất. Sau ngày đất nước giải phóng, chính phủ nước CHDCND Lào đã có nhiều biện pháp tích cực nhằm cải thiện đời sống nhân dân các nhóm dân tộc về cả tinh thần và vật chất, đặc biệt đối với nhân dân vùng xa xôi, hẻo lánh. Vì vậy, khoảng cách trên nhiều lĩnh vực giữa các nhóm dân tộc ngày càng được rút ngắn.




, , , ,

Cho chúng tôi biết ý kiến của bạn?
Lạc quan là hạt giống gieo trồng trên mảnh đất của niềm tin; bi quan là hạt giống cất giữ dưới căn hầm ngờ vực.
Optimism is a seed sown in the soil of faith; pessimism is a seed hoarded in the vault of doubt.
William Arthur Ward
Quan Tâm ?
Ngẫu Nhiên